7p trong Marketing là gì? Áp dụng 7p trong marketing thế nào hiệu quả?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
7p trong marketing mix ngày càng được ưa chuộng trong các hình thức quảng bá. Vậy 7p trong marketing là gì và áp dụng ra sao?

7p trong Marketing là gì

Một marketer không thể không biết đến mô hình 7p trong marketing mix. Cùng tìm hiểu 7p trong marketing là gì? Yếu tố nào tạo nên 7p marketing? Đâu là cách áp dụng đúng của 7p trong marketing mix?

7p trong marketing là gì
7p trong Marketing là gì?

1. Sơ lược về marketing mix

7p Sơ lược về marketing mixmarketing là gì sơ lược về marketing mix
Sơ lược về marketing mix

Trước khi hiểu hình thức 7p trong marketing là gì, chúng ta nên biết về Marketing Mix. Vậy Marketing Mix là gì?

Marketing Mix hiểu đơn giản là đưa mặt hàng phù hợp vào đúng địa điểm, đúng thời giangiá thành phải chăng.

Trước khi tìm hiểu về Marketing 7P, bạn cần phải hiểu rõ định nghĩa về Marketing mix.

Nghe có vẻ khó, nhưng đó là lí do marketing mix cần đến nhiều công cụ khác. Điển hình như 4p marketing hay 7p trong marketing mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

4P trong Marketing là gì? Tìm hiểu từng P của 4P trong Marketing

2. Khái niệm 7p trong marketing là gì?

Khái niệm 7p trong marketing là gì?
Khái niệm 7p trong marketing là gì?

Mô hình 7p marketing trong marketing mix có thể kể đến 7 thành phần như: Product – sản phẩm, Price – giá cả, Place – địa điểm, Promotion – quảng bá, People – con người, Process – quy trình, Physical Evidence – cơ sở hạ tầng.

Vì tính ứng dụng cao nên công cụ 7p trong marketing này được tuyền đạt rộng rãi trong các giảng đường cũng như doanh nghiệp. Khám phá 7p trong marketing là gì nhé!

3. Các yếu tố của 7p trong marketing là gì?

3.1 Product của 7p marketing

sản phẩm của 7p trong marketing
Product của 7p marketing

Product là sản phẩm, có thể là hiện vật hoặc dịch vụ, của công ty đem đến cho khách hàng.

Dù trong bất kì thị trường nào hay từ 7p marketing, sản phẩm đều cần bắt kịp xu hướng và theo qui trình như sau:

  • Giai đoạn 1 của sản phẩm trong 7p marketing: Giới thiệu – Introduction
  • Bước 2: Tăng trưởng – Growth
  • Giai đoạn 3 của sản phẩm trong 7p marketing: Trưởng thành – Maturity
  • Bước 4: Thoái trào – Decline

3.2 Price của 7p trong marketing là gì?

Giá thành – Price là mức giá mà khách hàng cần bỏ ra khi muốn “rước” một sản phẩm về nhà.

Price không chỉ quan trọng với 7p marketing, mà còn với marketing mix nói chung. Giá cả quyết định nguồn lợi đem lại cho công ty khi kinh doanh. Chính vì vậy việc thay đổi giá thành cũng có sức ảnh hưởng lớn với quá trình kinh doanh, nhất là với các công ty thương hiệu còn mới.

Các tiêu chí cơ bản về giá thành của 7p trong marketing là gì?

  • Sản phẩm có giá thấp thường “bị” xem là tỉ lệ thuận với chất lượng
  • Còn giá quá cao sẽ làm khách hàng không muốn “chạm” đến sản phẩm nữa.

3.3 Place của 7p marketing

Place của 7p marketing
Place của 7p marketing

Kênh phân phối trong 7p marketing chính là địa điểm “tung” sản phẩm. Không phải muốn đưa mặt hành đến đâu cũng có thể hu hút được khách hàng. Đây là điểm khác biệt giữa Marketer với một người bán lẻ bình thường.

Việc khảo sát, sàng lọc và lên kế hoạch kĩ lưỡng cho địa điểm của 7p marketing rất quan trọng. Có sự lựa chọn kênh phân phối đúng đắn giúp gắn bó lâu bền với khách hàng. Hãy đến với các cách thức phân phối sản phẩm của 7p trong marketing là gì:

  • Hình thức phân phối chuyên sâu
  • Cách phân phối hàng hóa độc quyền
  • Chọn lọc chiến lược phân phối
  • Phân phối nhượng quyền

3.4. Promotion của 7p trong marketing là gì?

Promotion – quảng bá sản phẩm là bước không thể thiếu trong 7p marketing. Nếu không quảng bá thì sản phẩm không thể nào đến với khách hàng nhanh và hiệu quả được. Hình thức quảng bá phổ biến là:

  • Bán hàng trực tiếp
  • Sử dung các hình thức PR – quan hệ công chúng
  • Chạy quảng cáo, các chương trình ưu đãi
  • Truyền thống với Marketing truyền miệng

Để thực hiện tốt bước quảng bá trong 7p marketing, marketer cần “thăm dò” và nghiên cứu kĩ chiến lược của đối thủ để tránh “chạm trán”.

3.5 People của 7p marketing

con người của 7p marketing
People của 7p marketing

Con người – People, bao gồm cả đối tượng khách hàng trực tiếp lẫn gián tiếp của nhãn hàng. Ngoài ra những nhân tố tham gia vào 7p marketing cũng thuộc people trong chiến lược.

Xác định đúng đối tượng mục tiêu thì mới có kế hoạch đúng để đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, vì vậy marketer cần theo sát thị trường để bắt kịp xu hướng sử dụng.

Như đã đề cập, các nhân tố tạo nên một chiến lược kinh doanh tốt cũng là People trong 7p marketing. Ngay cả các bộ phận như chăm sóc khách hàng, IT, copywriter,… cũng không ngoài “luồng” trong thành công khi kinh doanh mặt hàng bất kì của doanh nghiệp.

3.6 Process của 7p trong marketing là gì?

Quy trình – Process là yếu tố quyết định tính hệ thống, đồng nhất của 7p marketing. Có quy trình không chỉ giúp cho việc quản lý mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể.

Hoạch định quy trình hợp lý, hàng hóa vừa được phân bổ kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm, vừa nhanh chóng tiện lợi trong việc thống kê và kiểm soát. Thêm vào đó, khi có quy trình có nghĩa là có mốc thời gian – deadline cho từng hạng mục việc. Điều này đốc thúc mọi người bán sát tiến trình để công việc không bị trì trệ, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Quy trình thông minh mang lại nhiều nguồn lợi cho doanh nghiệp.

3.7 Physical Evidence của 7p marketing

Physical Evidence của 7p marketing

Có thể hiểu physical evidence của 7p marketing là tạo dựng thương hiệu qua “hiện vật”. Giả sử khi đề cập tới gà rán người ta liền nghĩ là KFC, nói về thương hiệu thời trang đắt đỏ nhất thế giới thì liên hệ đến Chanel,…

Nói nôm na là làm cho công chúng ưu tiên nhớ đến thương hiệu của công ty bạn khi nhắc đến lĩnh vực liên quan. Chưa cần biết họ có sử dụng đến hay không, nhưng trong tiềm thức của họ khi nhắc đến lĩnh vực đó là nghĩ ngay đến sản phẩm của bạn.

Đây không phải là việc dễ dàng trong 7p marketing, physical evidence đòi hỏi thời gian và yếu tố may mắn mới thành công. Đến với công chúng đã khó, làm cho công chúng ấn tượng và nhớ đến mình như “đinh đóng cột” bất chấp thời gian lại càng khó hơn. Biết bao nhiêu doanh nghiệp phải “lao đao” trong bước này của 7p marketing.

4. Thực hiện 7p marketing mix như thế nào?

thực hiện như thế nào
Thực hiện 7p marketing mix như thế nào?

Khi đã hiểu được 7p trong marketing là gì. Tiếp theo là những câu hỏi có thể tự đặt ra để áp dụng 7p trong marketing là gì. Chỉ hiểu lí thuyết thôi không đủ, cần thường xuyên cập nhật cũng như tự đặt ra những câu hỏi, để tìm hướng giải quyết trong mọi mặt. Có như vậy thì áp dụng 7p marketing mới hiệu quả.

  • Product: Phát triển sản phẩm/ dịch vụ của công ty mình như thế nào?
  • Price: Thay đổi giá thành làm sao thì hợp lý?
  • Place: Kênh phân phối sản phẩm? là bán trực tiếp, bán online, hay qua điện thoại?
  • Promotion:  Kết hợp các phương tiện truyền thông làm sao để quảng bá sản phẩm tốt nhất?
  • Physical Evidence: Cách nào để thương hiệu công ty “khắc sâu” vào lòng công chúng? (từ bộ nhận diện, cách phục vụ, cho đến trải nghiệm thực tế cho khách hàng,…)
  • People:  Đối tượng mục tiêu của chiến lược 7p marketing? Kĩ năng nào của nhân viên thuộc chiến lược cần trau dồi thêm để công việc “chạy” suôn sẻ nhất?
  • Process: Quy trình nào phù hợp với chiến lược 7p marketing lần này? Bài học kinh nghiệm về quy trình mà chiến lược đem lại?

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com