4P trong Marketing là gì? Tìm hiểu từng P của 4P trong Marketing

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Ít nhiều bạn cũng từng nghe về 4P trong marketing mix. Vậy 4P trong marketing là gì? bạn có biết hết từng P của 4P trong marketing mix?

4P trong Marketing là gì?

Có nhiều định nghĩa về chữ P trong 4P, 7P,… của ngành Marketing. Vậy chữ P của 4P trong marketing là gì? Thực chất ý nghĩa của 4P trong marketing là gì? Tại sao cần áp dụng 4P trong marketing mix?

Cùng giải đáp những thắc mắc về 4P trong marketing là gì qua các danh mục:

1. Khái niệm 4P trong marketing là gì?

4P trong Marketing là gì?
4P trong Marketing là gì?

Nhiều người cứ thắc mắc tại sao trong marketing tại liên tục nhắc về chữ P? Ý nghĩa các chữ P đó của 4P trong marketing là gì?

4P trong marketing mix đại diện cho 4 “trường phái”, 4 giá trị kinh doanh cốt lõi trong chiến lược của doanh nghiệp. 4 chữ P có sức ảnh hưởng đến thương hiệu/ giá trị của công ty. 4P đó là: Productsản phẩm, Pricegiá thành, Placephân phối, Promotiontriển khai/ quảng bá.

2. Phân tích Product – sản phẩm của 4p trong marketing mix

sản phẩm của 4p trong marketing mix
sản phẩm của 4p trong marketing mix

Sản phẩm của 4P trong marketing là gì? Đó có thể là hiện vật/ mặt hàng, hoặc dịch vụ. Dù là hữu hình hay vô hình thì sảm phẩn vẫn là công cụ để kiếm tiền của công ty. Và dù là sản phẩm nào cũng cần chiến lược để lượng bán ra đạt lợi nhuận cao.

Có 4 chiến lược xây dựng sản phẩm tiêu biểu là: Chiến lược nhãn hiệu, Product Mix, Pfroduct Line và chiến lược từng sản phẩm.

2.1 Tìm hiểu chiến lược nhãn hiệu

Chiến lược nhãn hiệu của 4P trong marketing mix là cách đặt tên cho sản phẩm. Có những cách đặt tên như sau:

  • Tên riêng. Ví dụ: Công ty Pepsico có các sản phẩm như Mountain Dew, Tropicana Twister, 7UP, Ô Long TEA+ Plus, Mirinda, Sting,…
  • Đặt tên chung. Ví dụ: Các sản phẩm của Kềm Nghĩa: dụng cụ làm móng, sơn móng tay,…
  • Chọn tên theo dòng sản phẩm. Ví dụ: Dòng sản phẩm trắng da Nivea,…
  • Thương hiệu kết hợp tên sản phẩm. Ví dụ: Coca, Coca Light, Coca Zero,…

2.2 Chiến lược Product Mix

Chiến lược Product Mix
Chiến lược Product Mix

Product Mix là chiến lược của 4P trong marketing gồm các bước:

  • Đa dạng dòng sản phẩm: Ra mắt thêm nhiều dòng sản phẩm mới
  • Bổ sung sản phẩm cho dòng: Thêm sả phẩm mới vào các dòng đã có
  • Kinh doanh thêm lĩnh vực khác nhưng vẫn dưới cùng thương hiệu.

2.3 Thế nào là chiến lược Product Line?

Thế nào là chiến lược Product Line?
Thế nào là chiến lược Product Line?

Tương tự Product Mix, Product Line chú trọng về điều chỉnh mặt hàng trong các dòng sản phẩm:

  • Tăng sản phẩm:

_ Thêm dòng sản phẩm mới. Có 2 hướng: Đi từ trung cấp lên cao cấp và ngược lại, đi từ cao cấp xuống trung cấp

_ Sản phẩm mới trong dòng sẵn có

  • Giảm sảm phẩm hoặc giảm dòng sản phẩm
  • Giữ nguyên số lượng sản phẩm và dòng sản phẩm, tập trung cải tiến chất lượng.

2.4 Chiến lược cá nhân từng sản phẩm riêng biệt

Tùy tính chất của từng loại mặt hàng sẽ biết được cần cho sản phẩm của marketing mix 4p là gì:

  • Tung sản phẩm mới hoàn toàn với các tính năng dộc nhất mới lạ
  • Học hỏi tính năng nổi bật của các sản phẩm khác trên thị trường
  • Kích cầu bằng việc tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm
  • Cải tiến bằng cách phát triển thêm tính năng cho sản phẩm cũ theo nhu cầu thị trường.

3. Price – giá thành của 4p trong marketing là gì?

Price - giá thành của 4p trong marketing là gì?
Price – giá thành của 4p trong marketing là gì?

Giá thành – Price của 4P trong marketing là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược. Lên kế hoạch sai về giá thành có thể gây ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận và kết quả kinh doanh. Có những cách “làm giá” như sau:

3.1 Chiến lược định giá sản phẩm

Tùy vào chất lượng và chiến lược hợp lý, có thể định giá sản phẩm bằng những cách:

  • Cao hơn mức giá thị trường
  • Thấp hơn mức giá thị trường và đối thủ
  • Giá cao lúc đầu, và hạ dần tạo sự thu hút. Ví dụ: Các dòng iphone
  • Mức giá cạnh tranh với đối thủ
  • Thâm nhập thị trường giá bằng sản phẩm mới

3.2 Giá cho tập hợp sản phẩm

  • Lập giá cho các dòng sản phẩm: Mỗi dòng sản phẩm, tùy tính chất và đối tượng mục tiêu sẽ có mức giá riêng
  • Định giá riêng cho từng sản phẩm trong dòng
  • Đính kèm giá sản phẩm phụ với sản phẩm chính. Bộ đôi này thường không tách rời.

3.3 chiến thuật thay đổi giá thành

Khi muốn điều chỉnh mức giá sản phẩm của chiến lược 4P trong marketing, cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Thay đổi giá theo 2 phần: giá trong định mức và vượt định mức
  • Điều chỉnh giá theo thời điểm, nơi chốn, phân khúc thị trường
  • Thay đổi giá theo gói/bộ/dòng sản phẩm. Một hình thức ưu đãi khi mua 2-3 mặt hàng đính kèm nhau trong combo sẽ có mức giá “lời” hơn.
  • Mức giá chiết khấu
  • Tạo cho khách hàng cảm giác giá “rẻ” để thu hút họ tiêu thụ sản phẩm.

4. Phân tích Place – phân phối của 4p trong marketing mix

Phân tích Place - phân phối của 4p trong marketing mix
Phân tích Place – phân phối của 4p trong marketing mix

Chọn kênh phân phối uy tín cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình đua sản phẩm đến tay khách hàng. Cách để phân phối sản phẩm hiệu quả trong marketing mix 4P là gì? Có thể nhìn việc phân phối hàng hóa theo những hướng như:

  • Chiều dài kênh phân phối: Số cấp phân phối trung gian
  • Chiều rộng kênh phân phối: Số lượng phân phối trung gian trong từng cấp.

Theo đó ta sẽ lập được kế hoạch phù hợp với các kênh phân phối

4.1 Kế hoạch về chiều dài kênh phân phối

Có 3 kênh phân phối phổ biến:

  • Trực tiếp: Tự cung tự cấp, trực tiếp bán sản phẩm chính mình sản xuất
  • Gián tiếp: Cung cấp sản phẩm với các bên trung gian để cùng phân phối sản phẩm.
  • Hình thức phân phối kép kết hợp cả trực tiếp và gián tiếp, linh động tùy sản phẩm và thời điểm.

4.2 Lên kế hoạch cho chiều rộng kênh phân phối

Với chiều rộng phân phối của 4p trong marketing thì có các cách sau:

  • Đại trà: Nhà sản xuất ưu tiên phân phối sản phẩm càng rộng rãi càng tốt cùng với các bên trung gian. Sao cho sản phẩm đến được với khách hàng nhiều nhất có thể. Cách phân phối này phù hợp với các mặt hàng trung cấp. Ví dụ: Các hãng sữa như TH True Milk, Cô Gái Hà Lan,…
  • Độc quyền: Hình thức phân phối này chọn lọc bên trung gian hơn. Chất lượng ở các sản phẩm phân phối độc quyền sẽ được kiểm tra chặt chẽ hơn. Đây là hình thức phù hợp với các dòng sản phẩm cao cấp. Ví dụ: Đồng hồ Rolex, nước hoa Chanel,…
  • Chọn lọc: Kết hợp phân phối đại trà và độc quyền, tùy vào mức độ sản phẩm và khách hàng nhắm đến.

5. Promotion – quảng bá của 4p trong marketing là gì?

Promotion - quảng bá của 4p trong marketing là gì?
Promotion – quảng bá của 4p trong marketing là gì?

Hạng mục cuối cùng của marketing mix 4P, Promotion – triển khai/ quảng bá. Cách vận hành Promotion của 4p trong marketing là gì? Đây là trợ thủ đắc lực trong việc đẩy nhanh doanh số bán hàng. Nhờ chữ P thứ 4 này mà thương hiệu, danh tiếng của công ty đến với công chúng nhanh và mạnh mẽ hơn. Từ đó thúc đẩy “sức mua” trên thị trường.

5.1 Định nghĩa Promotion Mix

picture of what is Promotion Mix?

Định nghĩa Promotion Mix
Định nghĩa Promotion Mix

Biết về Promotion, vậy Promotion Mix của 4P trong marketing là gì? Promotion Mix chính là các công cụ kết hợp với nhau nhằm quảng bá thương hiệu doanh nghiệp cũng như sảm phẩm. Các công cụ đó là

  • Quảng cáo
  • Ưu đãi
  • Chào bán hàng
  • PR
  • Marketing trực tiếp

5.2 Các chiến lược quảng bá

Có công cụ, tiếp theo là các chiến lược quảng bá khá hiệu quả theo thời gian:

  • Áp dụng chiến lược kéo: Dùng các công cụ quảng bá để “lôi kéo” khách hàng, kênh phân phối trực tiếp, nói chung là thu hút công chúng tập trung về thương hiệu. Dần dần họ sẽ nhớ đến và sử dụng sản phẩm của mình khi có nhu cầu.
  • Áp dụng chiến lược đẩy: Đây là cách phân phối sản phẩm giữa nhà cung cấp và các bên trung gian. “Đẩy” ở đây giống như hiệu ứng dây chuyền: nhà cung cấp -> kênh phân phối trung gian -> thị trường -> khách hàng.
  • Linh hoạt cả chiến lược đẩy và chiến lược kéo.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com