PR là gì? Thử sức làm PR, tại sao không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
PR là cụm từ phổ biến trong truyền thông và mạng xã hội. Vậy nghĩa thực chất của PR là gì? Đặc điểm của PR và người theo nghề PR cần có những gì?

PR la gi
PR la gi
PR la gi

Khi xem quảng bá về sản phẩm ta thường nghe đến PR. Từ PR khá phổ biến với giới truyền thông, các công ty, thậm chí với các bạn sinh viên. Vậy ý nghĩa thực sự của PR là gì? Muốn làm PR cần kĩ năng nào? PR có ưu-khuyết điểm gì?

1) Nghĩa của từ PR là gì?

Khái niệm PR là gì
Khái niệm PR là gì

Public Relations là từ đầy đủ của PR, nghĩa tiếng Việt là Quan Hệ Công Chúng, là giải thích ngắn gọn nhất cho cụm từ PR là gì.

Xây dựng mới quan hệ tốt, đem hình ảnh đẹp của công ty đến đối tác và công chúng, là nhiệm vụ của một tập thể khi làm PR. Thông qua các hoạt động PR, khách hàng sẽ hiểu hơn về văn hóa, giá trị doanh nghiệp, từ đó có sự hợp tác ăn ý. Nói đúng hơn, mắt xích liên kết giữa các đơn vị và với công chúng, với xã hội chính là trả lời cho câu hỏi PR là gì.

Khái niệm CPL là gì ? Cẩm nang kiến thức về CPL

2) Tìm hiểu nghề PR là gì?

Nghề PR và các đặc điểm
Nghề PR và các đặc điểm

Như đã trình bày về PR là gì, nghề PR là đội nhóm cùng nhau làm các hoạt động (bằng nhiều hình thức) để kết nối công chúng với công ty. “Công chúng” của những người làm PR sẽ là:

  • Khách sử dụng dịch vụ, mặt hàng kinh doanh của công ty
  • Đơn vị truyền thông đại chúng
  • Cơ quan ban hành, những người có thẩm quyền pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của tổ chức
  • Ban lãnh đạo và nhóm chju trách nhiệm chính của dự án trong công ty
  • Những đối tác, công đoàn, tổ chức khác.

Marketing là gì ? Những điều quan trọng cần biết về Marketing

PR gồm những hình thức tiêu biểu nào?

  • Sự kiện, chương trình: Đội PR sẽ tổ chức các hoạt động, sự kiện để quảng bá hình ảnh công ty. Tùy vào tính chất sản phẩm và tính cách của đối tượng khách hàng nhắm đến, đội PR sẽ lên kế hoạch chương trình phù hợp để làm hài lòng công chúng, đưa thương hiệu đến gần khách hàng.
  • Nguồn tài trợ: “Vốn” từ tài trợ có thể là hiện vật (sản phẩm thực tế) hoặc hiên kim. Việc tài trợ đến từ báo chí truyền thông thúc đẩy hoạt động PR của công ty bằng: Hình thức thương mại (qua các chương trình truyền hình). Hình thức từ thiện (qua các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ haofn cảnh khó khăn).
  • Đi bài PR, còn gọi là Advertorial: Dạng bài viết PR đi theo qui trình: Đưa ra vấn đề -> Cách giải quyết -> Linh hoạt lồng ghép sản phẩm để công chúng hiểu mục đích công ty PR là gì.
  • Viết thông cáo báo chí: Đây là yếu tố PR quan trọng, là mối liên kết giữa doanh nghiệp và giới truyền thông báo chí. Khi tổ chức có hoạt động gì sẽ thông báo với cơ quan truyền thông qua thông cáo báo chí. Qua đó họ giúp doanh nghiệp PR/viết bài lan truyền tin tức.
  • Tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng: Tham dự vào các buổi trao đổi của hội đoàn, doanh nghiệp. Tạo mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, đồng thời quảng bá hình ảnh công ty.

Digital Marketing là gì? Digital marketing bạn làm đã hiệu quả?

Các hình thức khác:

Bên cạnh đó để PR còn vài cách khác như: Giải quyết các vấn đề/ khủng hoảng, các hoạt động cộng đồng, hoạt động phi thương mại, in ấn và đưa các tài liệu thông tin đến công chúng.

Ngoài doanh nghiệp, giới giải trí cũng rất quen thuộc với PR là gì. Họ dùng nhiều hình thức PR xây dựng thương hiệu cá nhân.

Tiến trình trong PR

Điểm qua một số công việc cần làm để hiểu quá trình PR là gì:

  • Nhận định hành vi/ phản ứng của công chúng
  • Chọn lọc kế hoạch trong khả năng của tổ chức, phù hợp với đối tượng nhắm đến
  • Thực hiện kế hoạch, PR/ quảng bá mặt hàng kinh doanh, đưa hình ảnh doanh nghiệp qua sản phẩm đến khách hàng.

=> Người làm PR cần nắm vững kiến thức chuyên ngành. Kết hợp với sự sáng tạo, khéo léo, nhanh nhạy, linh hoạt cùng khả năng hòa hợp/kết nối tốt với đồng đội

3) Mặt mạnh và mặt hạn chế khi làm PR:

"Bóc mẽ" về PR
“Bóc mẽ” về PR

Điểm mạnh của PR là gì?

  • Làm PR không cần chi quá nhiều tiền.
  • Kế hoạch quảng bá sản phẩm chi tiết, chặt chẽ, tính thực tế cao
  • Vì tính thiết thực từ khâu hoạch định chiến lược PR, nên dễ có được sự tín nhiệm bền vững của ác đối tượng khách hàng.

Quảng cáo và PR thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy cùng mục đích là quảng bá tới công chúng nhưng quảng cáo nhắm đến sản phẩm nhất định. Còn PR nhắm đến hình ảnh công ty qua sản phẩm.

Điểm hạn chế của PR là gì?

  • Lượng tham gia trong các chiến dịch PR thấp hơn so với quảng cáo, vì PR nhắm đến đối tượng chi tiết hơn. Chi phí quảng bá của quảng cáo cao hơn PR, nên lượng người nhận biết qua quảng cáo nhiều hơn.
  • Để biết sản phẩm doanh nghiệp muốn PR là gì cần sự hợp tác từ nhiều cơ quan/nhân vật khác. Ý nghĩa trong chiến dịch PR có thể “biến dạng” qua các bên trung gian. Đây là một trong những thách thức của công ty trong việc sao sát, quản lý nội dung PR.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com