COA là gì? Tại sao các sản phẩm cần phải có COA?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Khi kinh doanh cần nhiều loại giấy chứng nhận để đảm bảo chất lượng mặt hàng, trong đó có COA. COA là gì? Những đề mục được chứng nhận trong COA là gì?

COA là gì

Trong vô số thủ tục giấy tờ để kinh doanh một sản phẩm, COA là thành phần không thể thiếu. Vậy COA là gì? Tác dụng của COA là gì khi mặt hàng có được giấy chứng nhận này? Đâu là nơi cần đến khi muốn làm COA?

1. Tìm hiểu COA là gì?

COA là gì
COA là gì

Certificate Of Analysis là cụm từ đầy đủ của COA, mang ý nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA có tác dụng phân tích thành phần trong sản phẩm, đặc biệt với ngành xuất khẩu hàng hóa. Số liệu về chất lượng mặt hàng sẽ được thẩm định và cho kết quả qua giấy chứng nhận phân tích – COA.

Trong các thông số mà COA phân tích có bao gồm cả về tính vật lý, hóa học điển hình như nồng độ chua, đổ ẩm. Với giới kinh doanh buôn bán, giấy chứng phận phân tích – COA vừa mang tính phân tích thành tố, vừa là sự xác nhận độ chất lượng của sản phẩm. Muốn lấy được sự tin tưởng của khách hàngđối tác cần công khai giấy chứng nhận phân tích – COA.

Một số nghĩa khác của từ COA để tham khảo là: certificate of authenticity, canadian osteopathic association , change of address.

Một ảnh bìa đẹp trên Facebook có những yếu tố nào ?

2. Mục đích làm giấy chứng nhận phân tích – COA là gì?

Sau khi hiểu ý nghĩa của COA là gì, vậy các doanh nghiệp làm giấy chứng nhận phân tích – COA với mục đích gì?

Có giấy chứng nhận phân tích – COA nhằm:

  • Theo dõi các chỉ số trong sản phẩm. Kết quả xét nghiệm của COA là cơ sở giúp mặt hàng của công ty tạo tự uy tín về chất lượng.
  • Từ kết quả của giấy chứng nhận phân tích – COA, nhà nhập khẩu dễ dàng kiểm tra được thành phần của hàng hóa.
  • Mã hàng hóa và mã thuế sẽ thể hiện trên giấy chứng nhận phân tích – COA
  • Nhà nhập khẩu, hải quan, các cơ quan sẽ phê duyệt cho phép lưu hành khi đã kiểm tra giấy chứng nhận phân tích – COA của hàng hóa.

DM là gì? “Muôn mặt” nghĩa của DM

3. Các sản phẩm cần đến COA

Các sản phẩm cần đến COA

Tính chất hóa lý của sản phẩm là đề mục có trong giấy chứng nhận phân tích – COA. Các mặt hàng có tính hóa lý điển hình là các loại rượu, thức ăn, gia vị, chất phụ gia, các loại hóa chất, sản phẩm từ động vật/thực vật, mĩ phẩm. Những hàng hóa này đều cần qua sự “kiểm duyệt” của giấy chứng nhận phân tích – COA.

4. Tiêu chuẩn để được cấp COA là gì?

Do mức độ uy tín của COA, nên cở quan làm giấy chứng nhận phân tích phải là cơ quan kiểm nghiệp mang tính chất làm việc độc lập. Chuẩn ISO 17025 mà người xuất-nhập khẩu ra quyết định với các chức năng thuộc phòng thí nghiệm, là tiêu chuẩn mà cơ quan kiểm nghiệm có. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm của các nước xuất khẩu cũng có thể làm giấy chứng nhận phân tích – COA.

5. Đi đâu để làm giấy chứng nhận phân tích – COA?

Đi đâu để làm giấy chứng nhận phân tích

Tên của các cơ quan xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận phân tích – COA:

  • Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Cùng 4
  • Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH EURIFINS Sắc Ký Hải Đăng
  • Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH MTV khoa học công nghệ Hoàn Vũ
  • Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol – thành phố Hồ Chí Minh
  • Viện Y Tế Cộng Đồng.

Trong khoảng bảy ngày sẽ có kết quả xét nghiệm của mẫu sản phẩm.

6. Nội dung có trong COA là gì?

Sample COA - Certificate Of Analysis
Sample COA

“Chuẩn” COA/ các đề mục phải có trong giấy chứng nhận phân tích – COA:

  • Thời gian hết hạn, thời gian thử lần nữa
  • Nồng độ, tỉ lệ sai số 
  • Xác nhận sai số trong phân tích
  • Độ tinh khiết của mẫu sản phẩm 
  • Sắc ký độ tinh khiết trong mẫu
  • Yếu tố độ tinh khiết gồm những thành phần nào
  • Xác minh phân tích nồng độ sản phẩm
  • Chứng nhận nguồn gốc của các chỉ số trong mẫu sản phẩm
  • Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn dùng cho phân tích hàng hóa
  • Nêu tóm lược đặc điểm vật liệu cấu thành sản phẩm và phân công yếu tố tinh khiết
  • Nhận biết khi phân tích mẫu sản phẩm.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com