Streamer là gì? “Hái ra tiền” từ nghề streamer có thật không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Streamer thời gian gần đây trở thành nghề rất hot. Thực chất streamer là gì? Yếu tố cần có ở một streamer là gì? AI có thể làm được streamer?

Streamer là gì

Có muôn vàn cách kiếm tiền trên các “mặt trận” online như facebook, game,… Streamer là một nghề điển hình đang gây “sốt” trong những năm trở lại đây. Hiện tại trên thương trường còn có cả youtuber streamer. Vậy nghĩa của streamer là gì? Ai là nhân vật may mắn trong giới streamer cạnh tranh này? Bạn đã biết “vũ khí săn tiền” của streamer là gì chưa?

Streamer là gì
Streamer là gì

1. Nghề streamer là gì?

streamer là gì nghề nghiệp của họ
Nghề streamer là gì? streamer Thảo Nari

Phát sóng trực tiếp là từ ngắn gọn xúc tích nhất để trả lời cho câu hỏi nghề streamer là gì. Bắt nguồn từ cụm từ live sream hoặc streaming, người ta đã “phát minh” ra thuật ngữ streamer. Nhiệm vụ cơ bản của streamer là bật camera/ webcam máy tính hoặc điện thoại. Sau đó streamer sẽ bàn luận/ “thao thao bất tuyệt” về một chủ đề bất kì.

Chủ đề mà streamer nói trên sóng trực tiếp có thể là bất kì vấn đề nào đang “gây xôn xao” cộng đồng mạng. Nghề streamer có thể được coi là ngành nghề đại diện cho thời đại số. Vì mang tính chất online nên thương trường của streamer là các mạng xã hội (facebook, instagram) và kênh online thịnh hành nhất (youtube,…). Không sai khi nói streamer là những người nắm bắt xu hướng nhanh nhất. Nhờ vốn kiến thức sâu rộng và khả năng “hầu chuyện” lưu loát uyển chuyển, các streamer thường sỡ hữu khối tài sản “kết xù”. Các streamer còn rất biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân.

Một điều cần lưu ý cho các streamer là dù bàn về chủ đề gì cũng cần tìm hiểu kĩ. Sàng lọc lời lẽ và trau dồi đủ “vốn” cho mình trước khi lên sóng. Xét cho cùng streamer cũng là người của công chúng nên cũng cần phải cẩn thận.

Bạn có muốn biết “cội nguồn” của streamer là gì? “Tiền bối” của sreamer chính là casterbình luận viên nhưng là trên sóng truyền hình.

Cách kiếm tiền online hiệu quả không phải ai cũng chỉ bạn

2. Đặc điểm nhận biết streamer

streamer là gì đặc điểm để nhận ra họ
Đặc điểm nhận biết streamer

Các streamer thường “trốn” ở đâu trong thương trường nhỉ? Streamer học có thể là:

  • Thành phần giỏi và yêu thích việc phát sóng trực tiếp. Nhóm streamer này họ có thể nói về bất cứ chuyện gì không giới hạn chủ đề. Có ngày streamer sẽ vừa chơi game vừa nói về “trận’ game đó. Khi tập thể dục streamer cũng có thể chia sẻ về các bí quyết sống khỏe của bản thân. Có lúc streamer sẽ nói chuyện về công việc hoặc kế hoạch kinh doanh với mọi người để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Du lịch, food tour, company tour,… đều được streamer đưa vào các “bài nói” của mình. Gia đình, bạn bè, học đường, các sự kiện “nóng bỏng tay” trong xã hội,… Hoặc về các nhân vật/ idol/ top trending/ các bảng xếp hạng âm nhạc,… streamer có thể “cân” hết.
  • Những người nổi tiếng sẵn: hot girls/boys, ca sĩ, diễn viên, models, influers, fasionista,… Họ đều có thể “kiêm” luôn streamer để vừa quảng bá thương hiệu cá nhân/ công ty/ nhãn hàng. Đây vừa là cơ hội tốt để gần gũi hơn với fan. Đồng thời các streamer nổi tiếng này sẽ “đưa” sản phẩm nghệ thuật “tận tay” người hâm mộ dễ hơn.
  • Người bán hàng qua mạng. Nghe có vẻ không liên quan nhưng streamer có thể giúp họ truyền tải sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng nhanh và tốt hơn.

3. Hành trang cần thiết khi làm streamer là gì?

streamer là gì hành trang là đam mê
Hành trang cần thiết khi làm streamer là gì?

Từ mục này trở đi sẽ là những điều cần thiết cần có để trở thành streamer. Bạn đang là người nổi tiếng, hoặc có năng khiếu về bất kì lĩnh vự nào và muốn trở thành streamer? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn biết những bí quyết thật chất lượng để làm nghề streamer là gì. Cùng theo dõi nhé các streamer tương lai!

3.1 Đam mê đích thực với nghề streamer

Đam mê của streamer ở đây được hiểu là lĩnh vực mà bạn giỏi. Tiếp theo, yêu thích chia sẻ về lĩnh vực nào đó cũng được tính là đam mê của streamer. Không ngại ống kính là yếu tố thiết yếu của nghề streamer. Khả năng “hái ra tiền” từ lĩnh vực mà mình đam mê là tố chất quyết định của nghề streamer. Đây có lẽ cũng là yếu tố thử thách nhất, là “thước đo” độ bền với nghề streamer. Thành công và “đủ sức” với nghề hay không, còn nhờ vào độ duyên của streamer có thu hút làm khán giả cảm mến được hay không.

3.1.1 Đầu tư “bên ngoài” của streamer là gì?

streamer là gì và những đầu tư bên ngoài đáng kể
Đầu tư “bên ngoài” của streamer là gì?

Kiếm tiền là quan trọng, nhưng đam mê vẫn cần đặt trên đầu, trong bất kì ngành nghề nào chứ không riêng streamer. Chỉ có đam mê nhiệt huyết với nghề, streamer mới có thể tập trung cao độ. Thu về nhiều tiền nhưng độ đầu tư cho mỗi lần lên sóng của streamer cũng “chát” không kém. Nếu không muốn “bóc giá” căn phòng và các thiết bị lên sóng của các streamer. Con số đầu tư những điều này có thể “ngốn” từ streamer lên hàng chục/trăm/ thậm chí cả tỉ đồng. Tất cả những điều này không phải phung phí, mà là để thỏa đam mê và thu hút/ chiều lòng người hâm mộ của các streamer.

3.1.2 Streamer đầu tư “bên trong” bằng cách nào?

Bên cạnh sự đầu tư về vật chất hoành tráng, streamer cũng đầu tư về chất xám tỉ lệ thuận y như vậy. Các streamer không ngừng cập nhật và trau dồi những kiến thức mới nhất, hiện đại nhất. Chỉ như vậy streamer mới có khả năng sáng tạodẫn dắt câu chuyện tốt. Đừng tưởng streamer trò chuyện vui tính là không suy nghĩ, đều có sự sắp xếp khoa học trước hết đấy! Tuy nhiên đó không phải sự giả tạo mà là tính chất công việc, tập cho phản xạ tốt hơn của các streamer.

3.1.3 Qũy thời gian của streamer có giống mọi người?

streamer là gì và quỹ thời gian của họ
Qũy thời gian của streamer có giống mọi người?

Vì sự đầu tư không ngừng nghỉ này mà giờ giấc hoạt động của streamer cũng linh hoạt theo. Không theo khung hành chính như người khác, streamer vẫn đảm bảo đủ số giờ làm việc tối thiểu hàng ngày là 8 tiếng. Tuy nhiên các streamer đa phần đều làm việc nhiều hơn số tiếng nói trên. Ngoài thời gian lên sóng chính thức, streamer còn cần thời gian ở nhiều khoản khác. Khảo sát địa điểm, set up, họp ekip kên kế hoạch, tập dợt,… đều nằm trong timeline của streamer. Vì thế không thể coi thường cường độ làm việc của streamer được đâu, “nhỏ mà có võ” cả đấy!

3.2 “Tinh thần thép” trong nghề streamer

Khi đã làm streamer bạn nên chuẩn bị tốt cho mình một “cái đầu lạnh”. “Tâm bất biến” và kiên nhẫn/ kiên trì là tinh thần mà streamer cần có. Một lần nữa, vì là người của công chúng nên streamer nên có tâm lí thật vững chãi. Có thể chia thành 2 đối tượng như sau:

  • Công chúng: Streamer cũng là con người nên không tránh khỏi những lúc sai sót. Thậm chí khi không làm gì sai, streamer cũng phải hứng chịu những “cơn mưa” scandals từ antifans/haters. Việc streamer cần làm là giữ bình bĩnh, giải quyết mọi chuyện được sắp xếp trình tự theo mức độ quan trọng. Không cần e dè lép vế, có thể sống đúng với cá tính của mình nhưng streamer cần biết đâu là điểm dừng để hạn chế “sóng gió” tối đa. Vì mọi sự việc xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến streamer mà còn ekip/ doanh nghiệp đứng sau, và kết quả công việc, nên phải cân nhắc kĩ trước khi “hành động”.
  • Gia đình: Sự ủng hộ từ gia đình là động lực rất lớn cho streamer. Để tránh gây hiểu nhầm về công việc, streamer nên giải thích cho những người thân thiết nhất về nghề ngay từ đầu. Thấu hiểu được nhau, không những thuận lợi trong công việc, streamer còn có thể có thêm những người “bạn” đồng hành dễ thương trong các video.

Có “cái đầu lạnh” rồi, song song đó streamer cũng cần một “trái tim nóng”. Ở đây chính là sự tậm tâm cống hiến không ngại khó, không nản lòng từ streamer. Không phải ai cũng thành công với nghề này, nên cần lắm sự kiên trì/ kiên nhẫn từ các streamer đích thực.

4. Bí quyết đem lại lợi nhuận nhiều nhất của streamer là gì?

streamer là gì bí quyết tăng lợi nhuận
Bí quyết đem lại lợi nhuận nhiều nhất của streamer là gì?

Tính chất “hên xui may rủi” trong nghề nào cũng có, streamer cũng không loại trừ khả năng. Sau nhiều lần “lăn lộn” với nghề thì các streamer đã đúc kết được một số hình thức để có thu nhập tốt. Các hình thức muốn nói ở đây từ các streamer là gì?

streaner là gì đóng góp từ người xem
  • Donate: Streamer nhận số tiền tích lũy từ người hâm mộ ở mỗi video của mình
quảng cáo cho những sản phẩm của họ
  • Quảng cáo: Có lẽ hình thức thông dụng nhất với các streamer. Trong mỗi đoạn video của streamer sẽ xuất hiện các đoạn quảng cáo ngắn. Hoặc sản phẩm sẽ được bày trí trong khu vực lên sóng của streamer. Thậm chí chính streamer sẽ là người nói về sản phẩm đó.
lượt theo dõi trên các buổi livestream
  • Lượt theo dõi: Sẽ “ăn chia” với kênh mà streamer đăng kí. Mức độ tìm kiếm/ theo dõi càng cao, nguồn lợi thu về của streamer càng tăng.
trở thành những bình luận viên thực thụ
  • Bình luận viên: Trở lại với cách thức truyền thống nhất của nghề streamer. Bình luận từ streamer có thể có trong bất kì sự kiện nào. Streamer sẽ “xuất hiện” để bàn luận về game/ ra mắt MV từ ngôi sao nổi tiếng nào đó. Các chương trình trực tiếp và online streamer đều có thể bình luận được.

Tất nhiên những hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo bởi một bộ phận streamer. Tùy theo hình thức nào phù hợp với khả năng thì streamer mới có thể phát triển và “trụ” lâu được.

5. Những gương mặt đình đám trong làng streamer Việt Nam

những cái tên đình đám trong làng streamer việt
Pew Pew, Viruss, Linh Ngọc Đàm, Misthy

Những gương mặt streamer ở trên là những cái tên góp phần khai sinh ra nghề streamer tại Việt Nam. Không biết thực hư ra sao, các nhân vật tuổi trẻ tài cao này từ khi làm streamer xong đã sắm sửa/ tạo thêm cơ ngơi “đồ sộ” khác cho mình. Streamer Viruss thì mở công ty giải trí. Linh Ngọc ĐàmMisthyPew Pew, mỗi streamer đều có riêng cho mình 1 quán ăn/ cafe. Không thể phủ nhận được độ thành công “chất phát ngất” của các streamer đại tài này.

Tuy trên thương trường các streamer có thể là “đối thủ”, nhưng ngoài công việc họ vẫn giữ mỗi quan hệ tốt đẹp. Tình bạn khắng khít giữ các streamer được thể hiện qua các lần hợp tác, ủng hộ lẫn nhau rất nhiệt tình. Đây là điều hiếm thấy ở showbiz mà có lẽ chỉ có ở giới streamer.

https://mondaycareer.com/dm-la-gi-y-nghia-cua-dm/

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com