Inbound marketing và outbound marketing khác nhau thế nào?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Trong các cách marketing, inbound marketing và outbound marketing được coi là "đối thủ". Vậy sử dụng inbound marketing và outbound marketing thế nào hợp lý?

outbound marketing vs inbound marketing

Cả inbound marketing và outbound marketing đều rất hữu dụng trong ngành nghề marketing nói riêng và với kinh doanh nói chung. Vậy inbound marketing và outbound marketing có khác biệt gì mà “cạnh tranh” nhau như vậy? Có thể dùng cùng lúc hai hình thức marketing này không?

outbound marketing vs inbound marketing
outbound marketing vs inbound marketing

Các thông tin về inbound marketing và outbound marketing, cũng như khác biệt giữa hai hình thức tiếp thị:

1. Khái niệm Inbound marketing và outbout marketing

1.1 Inbound marketing được hiểu ra sao?

Inbound-marketing-là-gì
Inbound marketing

“Người đồng hành/ định hướng” là cụm từ thích hợp để định nghĩa về inbound marketing. Ngoài người thân, bạn bè, thì nguồn thông tin qua các hình thức inbound marketing là “kim chỉ nam” lí tưởng khi bạn muốn tìm hiểu về một sản phẩm.

Không cần quá vội vã “chèo kéo” dồn dập làm khách hàng sợ hãi. Phương châm của inbound marketing là tạo mối quan hệ thân thiết gắn bó lâu dài với công chúng. Làm inbound marketing khéo léo thu hút được sự chú ý của khách hàng hoặc chăm sóc tốt, tự khách hàng sẽ tin tưởng tìm đến dịch vụ công ty mình. Hoặc ít nhât dù chưa sử dụng sản phẩm, nhưng sự giao tiếp linh hoạt của inbound marketing sẽ làm công chúng nhớ đến và chọn doanh nghiệp khi có nhu cầu.

Marketing là gì ? Những điều quan trọng cần biết về Marketing

1.1.1. Qui trình của inbound marketing

Để cải thiện những gì “tiền bối” outbound marketing làm trước đó, đòi hỏi inbound marketing có kế hoạch hoàn chỉnh hơn. 4 bước thực hiện inbound marketing thông thường là:

  • Attract: Tạo sự chú ý của đối tượng bạn nhắm đến đối với trang sản phẩm của công ty
  • Convert: Trao đổi thông tin, “có qua có lại” với khách hàng
  • Close: Thường cuyên hỏi thăm, chắm soc khách hàng hay tương tác qua email, remarketing, liên lạc để giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn sản phẩm.
  • Delight: Để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, để họ tiếp tục tin dùng dịch vụ và gắn bó lâu dài.

1.2. Định nghĩa Outbound marketing

Outbound-marketing-là-gì
Outbound marketing là gì

Chủ động truyền tải thông tin tới công chúng qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, sự kiện,… là cách thức của outbound marketing. Các marketer trước khi công khai truyền tải về một sản phẩm đã khảo sát thị trường, hành vi đối tượng khách hàng, từ đó mới thực hiện outbound marketing.

Outbound marketing lúc trước chỉ gói gọn ở phạm vi truyền hình hoặc đặt OOH, bài báo, chiến lược PR, chương trình. Ngày nay phạm vi đó của outbound marketing đã được đa dạng hóa thêm bằng các công cụ của FacebookGoogle. Nhờ sự kết hợp với các kênh thương mại điện tử tân tiến, outbound marketing vẫn giữ được vị thế tin dùng nhất định từ các doanh nghiệp.

Performance marketing có vài điểm tương đồng với outbound marketing nếu xét riêng nền tảng số. Cả performance marketing và outbound marketing đều ưu tiên hiệu quả trong tính chuyển đổi kết hợp với nhiều kênh. Khi kinh doanh sản phẩm theo thiên hướng cá nhân với giá trị vừa phải, outbound marketing sẽ tiết kiệm kha khá cho bạn nhờ khả năng lấy lại vốn nhanh chóng.

Marketing concept và Selling concept- Những khái niệm cơ bản

2. Bốn điểm khác nhau nổi bật có ở inbound marketing và outbound marketing

outbound-marketing-inbound-marketing
Outbound marketing VS Inbound-marketing

Có cái nhìn tổng quan về inbound marketing và outbound marketing, ta sẽ dễ dàng hơn trong việc phân biệt giữa hai hình thức marketing này. Bốn đặc điểm khác nhau có thể thấy rõ ở inbound marketing và outbound marketing như:

2.1. Phương thức giao tiếp

Một chiều là cách tiếp cận công chúng của outbound marketing. Cách làm lúc trước của outbound marketing là truyền tải thông điệp sản phẩm qua truyền hình, báo,…. Tuy nhiên vì là “một chiều” chỉ từ phía doanh nghiệp nên hình thức marketing này thường không nhận được sự tương tác cao. Ngày nay các marketer hay sử dụng công cụ Adword từ nền tảng digital để quảng cáo thêm thu hút.

Đối với inbound marketing thì sự tương tác đến từ hai chiều. Ngoài việc nhân viên tư vấn hoặc chatbot trả lời những thắc mắc của khách hàng, bạn có thể từ thông tin đó kết hợp với quy trình marketing automation được soạn sẵn trước đó, mà hướng khách hàng tìm thấy câu trả lời họ cần.

2.2. “Chọn” sản phẩm hay khách hàng?

Đặc điểm khác nhau này thể hiện khá rõ nét ở inbound marketing và outbound marketing

  • Thông điệp truyền tải của outbound marketing hướng thẳng đến sản phẩm. Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu mặt hàng cho công chúng, outbound marketing sẽ ưu tiên nói về công dụng sản phẩm cũng như các ưu đãi khi sử dụng.
  • Giải đáp những băn khoăn của khách hàng ngoài việc giới thiệu sản phẩm, là mục tiêu của inbound marketing. “Làm thế nào…” là mở đầu thường thấy trong inbound markting khi giao tiếp với công chúng.

2.3. Thúc đẩy tiêu thụ hay tạo dựng uy tín lâu dài?

Nói một cách dễ hiểu, outbound marketing tập trung thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại, inbound marketing chú trọng sự uy tín và kết nối lâu dài với công chúng. Ngoài hướng khách hàng đến sản phẩm, hình thức marketing này còn chăm sóc tốt đối tượng của mình, tạo mối quan hệ gắn bó với khách hàng.

2.4. “Địa bàn” tiếp thị của inbound marketing và outbound marketing

Các chiến dịch truyền thông tích hợp IMC được dựa trên khả năng pha trộn tính cổ điển và tân tiến của outbound marketing.

Nền tảng số thông dụng từ các bài blog, email hoặc remarketing chính là thị trường của inbound marketing. Tuy nhiên cần “chọn mặt gửi vàng” những hệ thống CRM tương thích với hệ thống của công ty. Việc này giúp inbound marketing đo lường hiệu quả và quản lý dữ liệu khách hàng tốt.

3. Tổng kết từ inbound marketing và outbound marketing

Các đặc điểm từ inbound marketing và outbound marketing:

  • Inbound marketing: Mất nhiều thời gian lên kế hoạch chuẩn bị, đồng thời “làm thân” với đối tượng mục tiêu, rồi mới có thể chuyển đổi. Hình thức này phù hợp với các sản phẩm cao cấp đòi hỏi sự tương tác lâu dài như du học, bất động sản,…
  • Outbound marketing: Thời gian chuyển đổi ngắn hơn, thực hiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên lượng lead sẽ hết khi kết thúc quảng cáo. Marketing theo cách này thích hợp để kinh doanh các mặt hàng “tức thời” chi phí không quá cao như thời trang, hoặc sản phẩm theo sở thích cá nhân.

Như vậy, tùy vào mục đích, đối tượng khách hàng và sản phẩm mà chọn cách marketing phù hợp. Không có một khẳng định chính xác về tính hiệu quả của hình thức nào cao hơn giữa inbound marketing và outbound marketing. Có thể sử dụng 1 trong 2, hoặc kết hợp cả hai nếu cần là điều hoàn toàn hợp lý.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com