BOD là gì? BOD đóng góp cho doanh nghiệp những “thành tựu” gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Trong một tổ chức, BOD được xem như "đầu tàu". Thực chất BOD là gì mà quyền lực như vậy? BOD làm những gì để "chèo lái" doanh nghiệp?

BOD là gì

Thuật ngữ BOD thường được nhắc đến trong một công ty chỉ những “thủ lĩnh” ảnh hưởng trực tiếp đến đường hướng kinh doanh của tổ chức. Đặc điểm của BOD là gì? Quyền hạn trong công ty của BOD là gì? Tầm quan trọng BOD mang lại cho doanh nghiệp?

BOD là gì
BOD là gì

1) Doanh nghiệp định nghĩa BOD là gì?

Board Of Directors

BOD Board Of Directors, trong tiếng Việt là Ban Giám Đốc, là cụm từ đầy dủ của BOD. Đây là thành phần đứng đầu tổ chức, được chính các cổ đông tín nhiệm bầu chọn. Ban Giám Đốc – BOD sẽ đại diện công ty trong việc lên kế hoạch, thực hiện, giám sát và quản lý hoạt động kinh doanh.

Tùy quy mô tổ chức mà Ban Giám Đốc – BOD sẽ phân bổ khác nhau. Với doanh nghiệp lớn, mỗi thành viên Ban Giám Đốc sẽ có một nhiệm vụ riêng. Ở công ty nhỏ hơn, BOD có thể được chia một người đảm nhiệm nhiều công việc.

Mã bưu điện mới nhất tại các tỉnh thành và cách tra cứu

2) Những người nào thuộc Ban Giám Đốc- BOD?

meeting

Biết được BOD là gì, vậy trong Ban Giám Đốc gồm những ai? Ở BOD không giới hạn là người ngoài hay trong công ty, người trong nước hay ngoài nước. Miễn là những người thuộc đó phù hợp với yêu cầu công việc đưa ra là đã có thể gia nhập “hội thuyền trưởng” trong Ban Giám Đốc – BOD rồi.

Các nhóm BOD

Ban Giám Đốc của một doanh nghiệp thường chia làm 3 nhóm chính, là các nhóm BOD như:

  • Giám đốc đối nội: Đây có lẽ là nhóm BOD gần gũi nhất với các thành viên công ty. Tuy nhiên cũng là thành phần BOD có nhiều nguy cơ bị bãi nhiệm nhất nếu như thiếu đi sự gương mẫu, phạm phải các chính sách của doanh nghiệp, đặc biệt trong chuyện lạm quyền.
  • Giám đốc đối ngoại: Sự tín nhiệm trong ngành nghề, hay gọi lóng là “trong giới”, sẽ là yếu tố ưu tiên khi bổ nhiệm nhóm BOD này.
  • Chủ tịch: Chức vụ sao nhất trong “dàn” BOD. Nhóm này có thể làm riêng chức vụ chủ tịch, hoặc vừa làm chủ tịch vừa đảm nhiệm luôn giám đốc đối nội/ giám đốc đối ngoại.

Những vị trí giám đốc trong đội ngũ BOD

Một bộ phận Ban Giám Đốc – BOD phổ biến tương đối đầy đủ sẽ bao gồm các vị trí Giám Đốc quản lý về:

3) Trách nhiệm của Ban Giám Đốc- BOD là gì?

company meeting

“Ghi danh” trong đội ngũ Ban Giám Đốc – BOD nghe thì quyền lực thật. Tuy nhiên “sức nặng” trách nhiệm đặt lên vai của những thành viên này cũng tỉ lệ thuận với chức vụ của họ. Vậy vai trò phải đảm nhiệm của các BOD là gì?

  • Theo dõi và điều hành công ty: Giám sát việc kiểm toán hàng năm của công ty.
  • Xây dựng hệ thống quản lý: Môi trường làm việc thoải mái nhưng trong khuôn khổ nhất định thì hoạt động kinh theo của tổ chức mới đi đúng hướng.
  • Tạo dựng quan hệ gắn kết: Ban giám Đốc – BOD đôi khi cần có các buổi họp mặt hỏi thăm tình hình lĩnh vực mình quản lý. Từ đó học hỏi thêm kinh nhiệm và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
  • Hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp: Tạo nên tầm nhìn, sứ mệnh mà công ty hướng tới. Giám đốc điều hành với tổng giám đốc thường sẽ cùng đảm nhiệm việc này.
  • Ủy thác: “Bộ mặt” cho quyền lợi cổ đông cũng như những nhà đầu tư của doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm tuyển dụng và xây dựng đội ngũ ban quản lý: “Sàng lọc” những vị trí quan trọng, lực lượng “nòng cốt” cho sự phát triển của doanh nghiệp.

4) Ban giám đốc – BOD quan trọng như thế nào với doanh nghiệp?

team meeting

Tóm lại, Ban Giám Đốc – BOD là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của một tổ chức. Các kĩ năng ở một thành viên Ban Giám Đốc cần có đòi hỏi trải qua nhiều năm kinh nghiệm. Hoạch định chiến lược, thực hiện và quản lý nhân viên cũng như các hoạt động của công ty, tất cả đều cần sự nhạy bén, linh hoạt từ các BOD.

Khi xác định rõ được nhiệm vụ của BOD là gì? Năng lực điều khiển và kiến thức cần nắm chắc (nhất là về mặt pháp lý) của BOD là gì? Qua đó doanh nghiệp mới có được vị thế vững chắc trên thương trường.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com