12 câu hỏi phỏng vấn mà bất kì ứng viên nào cũng gặp phải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

12 câu hỏi phỏng vấn

Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, ứng viên cần phải thể hiện và trả lời thật tốt các câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đưa ra. Để trả lời thật tốt các câu hỏi phỏng vấn thì ứng viên cần tổ hợp các câu hỏi được đề cập dưới đây.

Các câu hỏi về giới thiệu bản thân

Câu hỏi 1: Giới thiệu đôi nét qua về bản thân?/Hãy cho tôi biết một số thông tin sơ lược về bạn?

Đây là câu hỏi phỏng vấn 100% sẽ xuất hiện trong bất kì buổi phỏng vấn nào vì nhà tuyển dụng muốn biết thêm một số thông tin quan trọng về bạn. Hoặc có thể họ muốn kiểm chứng những thông tin bạn sử dụng trong CV có chính xác hay không.

Nhân sự phỏng vấn ứng viên
Nhân sự phỏng vấn ứng viên

Một lưu ý là chỉ nên tập trung những thông tin quan trọng như tên, tuổi hay tiểu sử công việc của bạn. Vì những thông tin đó sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá được bạn phù hợp với vị trí đó không.

Câu hỏi 2: Thành tích lớn nhất bạn đã từng làm được trước đây là gì?

Với câu hỏi phỏng vấn này thì ứng viên không nên quá khoe khoang về các thành tích trước đây vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về sự khiêm nhường của bạn.

người đứng tự tin

Cần trung thực về các thành tựu của mình, tránh phóng đại quá mức những thành tích của mình.

Câu hỏi 3: Bạn có thể giải quyết stress từ công việc không?

Đây là câu hỏi phỏng vấn để kiểm tra khả năng chịu được áp lực công việc cao đến từ công việc. Câu trả lời thích hợp nhất chính là bạn có khả năng chịu được áp lực trong công việc và có thể biến những áp lực thành động lực trong công việc.

Nhóm câu hỏi phỏng vấn về khả năng phản ứng

Câu hỏi 4: Bạn biết những thông tin gì về công ty của chúng tôi?

Các nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những kiến thức cơ bản về công ty hay không ? Hay chỉ để kiểm tra xem bạn có thực sự tìm hiểu về công ty hay không ? Qua câu hỏi này, người tuyển dụng sẽ biết được mức độ nghiêm túc trong công việc đang ứng tuyển của bạn. Do đó các ứng viên cần chuẩn bị những kiến thức về công ty trước khi đi phỏng vấn để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 5: Bạn có phải là ứng viên phù hợp với vị trí này hay không?

Câu hỏi này được đặt ra để cho bạn thể hiện rằng bạn có đầy đủ các kỹ năng phù hợp với công việc vị trí đó. Tuy nhiên cần tiết chế, không nê thể hiện thái quá, nêu lên những chuẩn bị đã tìm hiểu về việc bạn định ứng tuyển và trình bày kế hoạch của mình để phát triển công việc đó.

hai bàn tay đang bắt tay

Câu hỏi 6: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Đây là câu hỏi luôn luôn xuất hiện trong các buổi phỏng vấn mà nhiều ứng viên lại ngại trả lời. Mỗi vị trí đều có một mức lương được quy định sẵn trong công ty nên các ứng viên không nên quá lo lắng về chuyện lương bổng.

tiền

“Tôi nghĩ mức lương sẽ được công ty đánh giá bằng thực lực và khối công việc tôi phải đảm đương, khi được nhận chắc chắn chúng ta sẽ thống nhất được con số hợp lý” là câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi này. Trong một số trường hợp đặc biệt đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hoặc các vị trí lãnh đạo cao trong công ty thì ứng viên nên thỏa thuận để mức lương mong muốn nhận từ doanh nghiệp.

Câu hỏi 7: Lý do bạn chọn công ty chúng tôi?

Để tránh tình trạng ứng viên gửi CV đến quá nhiều công ty. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu hỏi phỏng vấn này để chắc chắn rằng ứng viên đó thực sự quan tâm đến công ty, vị trí công việc ứng tuyển.

Để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, ứng viên cần:

  • Tìm hiểu trước về công ty, công việc đã nộp đơn ứng tuyển vào
  • Dựa vào yêu cầu công việc được công ty đăng tải cho vị trí đó, ứng viên sẽ trả lời được câu hỏi phỏng vấn này.

Câu hỏi 8: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi?

Nhà tuyển dụng muốn xem ứng viên có hiểu rõ về việc ứng tuyển của họ không. Đồng thời qua đó thể hiện được tính cách của bạn thông qua câu hỏi này. Hãy tự tin đặc các câu hỏi thắc mắc về công việc để giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn cụ thể về con người bạn. Từ đó sẽ cân nhắc bạn cho vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.

Các câu hỏi phỏng vấn bẫy dành cho ứng viên

Câu hỏi 9: Lý do nghỉ việc hoặc thay đổi công việc của bạn?

Khi gặp câu hỏi phỏng vấn này, ứng viên cần tránh những phàn nàn về công ty cũ mà hãy hướng đến mục đích phát triển của bản thân để trả lời.

Câu hỏi 10: Trình bày điểm vượt trội của bạn?

Dù phỏng vấn ở bất kì lĩnh vực, ngành nghề nào thì đây là câu hỏi ứng viên sẽ gặp khá thường xuyên. Đối với bất kì công ty nào, ứng viên có kinh nghiệm luôn được ưu tiên hơn hết. Chính vì vậy đây là câu hỏi mang tính chất phân loại các ứng viên.

Tuy nhiên, ứng viên cần chú ý cách trình bày sao cho thật đơn giản và dễ hiệu. Tuyệt đối tránh khoe khoang và quá phô trương về các điểm mạnh/kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, ứng viên cần tập trung vào các điểm mạnh liên quan đến vị trí đang ứng tuyển kèm những dẫn chứng cụ thể, thay vì thổi phồng những thành tích của mình nhé.

► Xem thêm: CEO là gì? Những điều bạn chưa biết về công việc CEO

Câu hỏi 11: Trình bày yếu điểm của bạn?

người đang tự kiểm điểm.

Không ai muốn nhận những yếu điểm của mình cả, đặc biệt là đối với các ứng viên tìm việc lại càng không. Do đó các ứng viên cần suy nghĩ thật kĩ khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này vì nếu không cẩn thận sẽ dễ dàng mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Một gợi ý nhỏ là tìm những yếu điểm có thể khắc phục theo thời gian và không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc

Câu hỏi 12: Bạn dự định gắn bó lâu dài với công ty chúng tôi không?

Bạn nên đưa ra câu trả lời rõ ràng về dự định của mình. Người phỏng vấn muốn nghe về sự nghiêm túc của bạn chứ không phải lời sáo rỗng, không có lập trường hoặc dập khuôn trả lời để kiếm việc. Trong trường hợp chưa chắc chắn, hãy khéo léo bày tỏ nguyện vọng gắn bó nếu như cả mình và công ty đều hài lòng về nhau.

MC Kiet

Booking.com
Klook.com
Booking.com