Trade Marketing là gì? Bạn có phải là đối tượng của trade marketing?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Nhiều cách marketing để đưa sản phẩm đến công chúng, trong đó có trade marketing. Vậy trade marketing là gì? Shopper và consumer phân biệt thế nào?

Trade Marketing là gì

Với marketer thì trade marketing không xa lạ gì, nhưng với công chúng có cách hiểu đơn giản hơn. Ưu đãi, quà tặng kèm, hoạt náo tại điểm bán hàng, phân phối hàng hóa, hội nghị,… Là các hoạt động trade marketing cơ bản mà người thường biết đến. Thực chất trade marketing là gì? Làm sao để phân biệt trade marketing và brand marketing? Cùng giải đáp “tất tần tật” về trade marketing với Monday Career.

Trade Marketing là gì
Trade Marketing là gì

1) Khái niệm trade marketing là gì?

Trong marketing, khi được hỏi trade marketing là gì, không chỉ có một cụm từ để giải thích về hình thức này. Không phải một, trade marketing là chuỗi hoạt động. Nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và năng suất bán hàng tại các kênh phân phối trong hệ thống. Các hoạt động này triển khai dựa trên phân tích và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Hiểu rõ nguyên lí này thì trade marketing mới giúp đẩy nhanh hàng bán ra cho doanh nghiệp.

Giải thích một cách dễ hiểu hơn, trade marketing là đầu tư tiền để hiện thực hóa các chiến lược marketing bằng chuỗi hoạt động. Đây không phải là sự đầu tư một chiều. Khi kết chuỗi hoạt động thực tế, trade marketing sẽ thu lại nguồn lợi chính là sức mua sản phẩm từ khách hàng.

Sản phẩm phân phối ra thị trường càng tiêu thụ nhiều, mức độ thành công của trade marketing càng cao. Cho nên trước khi “tung” ra các hoạt động, phân tích kĩ xu hướng thị trường. Từ đó biết áp dụng chiến lược trade marketing phù hợp với xu thế. Hiệu quả trade marketing mới đạt được tối đa và thu lại nguồn lợi, tránh bị “lỗ” vốn.

2) Điểm khác nhau của trade marketing và brand marketing

Điểm khác nhau của trade marketing và brand marketing
Điểm khác nhau của trade marketing và brand marketing

Đã biết về trade marketing là gì, tiếp theo sẽ là cách phân biệt trade marketing và brand marketing. Win in mind, “thâm nhập” vào ý thức của người tiêu dùng về thương hiệu, chính là brand marketing. Đẩy mạnh doanh số tại các kênh bán hàng và điểm bán trực tiếp, win in store, là trade marketing.

2.1) Brand Marketing

Về Brand Marketing: Là chuỗi hoạt động mục đích quảng bá thương hiệu và nhắm vào người tiêu dùng – consumer. Làm brand marketing chưa hẳn khách hàng sẽ mua sản phẩm liền. Nhưng hình thành thói quen trong tiềm thức của họ về loại sản phẩm đó của công ty. Để khi có nhu cầu khách hàng sẽ nhớ đến ngay và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu.

Quảng cáo, TVC, phim ngắn, video ca nhạc, vlog, sự kiện, PR, quảng bá trên kênh thông tin thương mại điện tử,… Đều là các hoạt động phổ biến của brand marketing.

2.2) Trade marketing

Còn trade marketing mang tính tức thời hơn. Mọi hoạt động của trade marketing chủ yếu để khách hàng mua sản phẩm càng nhiều càng tốt. Vì thế các hoạt động của trade marketing phải thực sự đặc sắc và sáng tạo mới thu hút được người mua hàng – shopper. Đây có lẽ là điểm thách thức hơn của trade marketing so với brand marketing.

Chương trình giảm giá, khuyến mãi, hoạt náo, trưng bày bắt mắt, trò chơi thú vị,… Là các hoạt động thực tiễn thường thấy ở trade marketing. Càng thú vị thì càng tăng doanh thu cho công ty.

3) Ai là đối tượng mục tiêu của trade marketing?

mục tiêu của trade marketing
mục tiêu của trade marketing

Các đối tượng liên quan trực tiếp và gián tiếp của trade marketing là gì? Sau đây là mối liên hệ giữa các đối tượng mục tiêu: Consumer, shopper và customer.

  • Consumer – người tiêu dùng: Liên quan đến brand marketing
  • Shopper – người mua hàng: Đối tượng chính yếu của trade marketing
  • Customer – khách hàng: Đối tượng chung của toàn hệ thống chiến lược sản phẩm của công ty.

Thật ra Brand Marketing và trade marketing có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cả người tiêu dùng và người mua hàng đều có trong chiến lược trade marketing thì mới đẩy nhanh lượng hàng bán ra thị trường được. Ngoài ra còn có point of purchase – POP là nơi diễn ra các haojt động marketing. Cũng là nơi khách hàng quyết định mua sản phẩm trưng bày.

4) Khác biệt giữa người tiêu dùng và người mua hàng của trade marketing là gì?

4.1) Người tiêu dùng – consumer

Người tiêu dùng – consumer trong trade marketing là gì? Ở đây muốn chỉ đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm. Đó có thể là người mua hàng hoặc có thể không. Vì người mua hàng đôi khi chỉ mua giúp theo nhu cầu của gia đình chứ không thực sự dùng mặt hàng đó. Còn người tiêu dùng mới là đối tượng cuối cùng sử dụng hàng hóa/ dịch vụ được mua. Trẻ em và người cao tuổi thường nằm trong nhóm đối tượng tiêu dùng này.

4.2) Khách mua hàng – shopper

Đối tượng khách mua hàng – shopper, là người cuối cùng đưa ra quyết định có mua sản phẩm/ dịch vụ của hương hiệu hay không. Tương tự, người mua hàng cũng có thể là người tiêu thụ hoặc không. Nếu như người tiêu thụ là đối tượng chính sử dụng sản phẩm. Thì người mua hàng là đối tượng chính quyết định mua mặt hàng đó.

Và đây là lúc trade marketing thực hiện hết năng suất của mình để thuyết phục khách hàng chi “hầu bao”. Khách mua có thể đắn đo lúc ban đầu. Nhưng nhờ các hoạt động thu hút của trade marketing (đặc biệt là chương trình ưu đãi) mà khách sẽ quyết định chi trả để được “lời” món hàng đó.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com