Bounce Rate là gì? Bạn đã biết cách cải thiện lượng bounce rate?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Khi theo dõi một website, ngoài lượng truy cập người ta còn để ý đến bounce rate. Vậy bounce rate là gì? Làm thế nào để giảm tỉ lệ bounce rate?

Bounce Rate là gì

Ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn hình thức quảng bá thương hiệu hoặc kinh doanh qua các website. Việc theo dõi lượng truy cập hàng ngày trên trang web rất quan trọng để điều chỉnh tình hình kinh doanh. Một trong các mối quan tâm đó là lượng thoát trang – bounce rate. Hôm nay Monday Career đem đến cho các bạn ý nghĩa sâu xa về bounce rate là gì? Có những cách nào để khắc phục tình trạng bounce rate?

Bounce Rate là gì

1. Tìm hiểu bounce rate là gì?

Tìm hiểu bounce rate là gì

Nói một cách dễ hiểu, bounce rate là tỉ lệ thoát trang. Giống như thước đo lường thời gian truy cập của người dùng trên website của bạn. Ví dụ, người dùng truy cập vô một bài viết trên trang rồi thoát liền. Không xem tiếp những bài khác nữa. Đây là cách giải thích đơn giản nhất để giải đáp câu hỏi bounce rate là gì.

https://mondaycareer.com/voucher-la-gi-dung-voucher-ra-sao-khac-nhau-giua-voucher-va-coupon/

Một cách nói khác, bounce rate là số % khách hàng bấm vào chỉ 1 bài viết trong 1 lần truy cập trang web, trên tổng số lần truy cập trang. Có thể tính bounce rate theo công thức:

Tỉ lệ bounce rate = Số lần truy cập chỉ bấm vô 1 trang bài viết/ số lần truy cập vô wesite

Để xem tỉ lệ bounce rate ta làm theo các bước sau:

Vào Google Analytics -> Chọn mục Đối tượng -> Chọn Tổng quan. Sau đó có thể xem được tỉ lệ thoát.

Bounce Rate tỷ lệ thoát

2. Tỉ lệ thoát trang nào là “chuẩn”?

Như đã đề cập về tính chất của bounce rate là gì. Đối với trang web kinh doanh bounce rate đóng vai trò khó quan trọng, để tỉ lệ này cao sẽ bất lợi. Còn nếu doanh nghiệp dùng trang web để cung cấp content, kiến thức cần thiết, thì bounce rate sẽ đỡ “căng” hơn. Ở đây muốn nói bounce rate ở các web blog và web đơn cao là chuyện không quá bất ngờ.

Một số tỉ lệ thoát “chuẩn” có thể tham khảo, tuy nhiên ngoài thực tế tỉ lệ này sẽ linh hoạt hơn tùy trường hợp:

  • 27% đến 39% là lượng bounce rate cực tốt
  • 40% đến 54% vẫn nằm trong tỉ lệ bounce rate tốt
  • 55% đến 69% là lượng bounce rate khá ổn
  • Từ 71% là tỉ lệ bounce rate chưa tốt, không an toàn nên cần tìm cách khắc phục.

3. Cách hiệu quả để cải thiện tỉ lệ bounce rate là gì?

Lượng truy cập website cao là tốt, nhưng điều đó không tỉ lện thuận với tỉ lệ thoát trang. Cùng xem một số “thuật” sau để biết cách giảm cải thiện tốt nhất cho bounce rate là gì.

3.1. Thiết kế

  • Ưu tiên các mục tọng điểm ở vị trí dễ xem, dễ truy cập vô nhất. Nói nôm na là “đập vào mắt” người xem.
  • Định dạng trang, dòng, đoạn văn đã ngay ngắn hợp lý chưa
  • Kết hợp các biểu mẫu tương tác để “giữ chân” đọc giả lâu hơn. Hoặc nếu đọc giả chưa truy cập vào trang “chính chủ”. Bạn có thể thêm vào các đường dẫn hướng khách hàng truy cập thêm vào đúng trang.

3.2. Mẹo bố trí nội dung để giảm thiểu bounce rate là gì?

  • Trau dồi, đầu tư thêm về nội dung mà phần lớn khách hàng quan tâm
  • Tăng thêm độ dài bài viết
  • Dàn bố cục nội dung dễ xem
  • Thêm tiêu đề phụ – subheading
  • Kết nối các nội dung có liên quan mật thiết với nhau.

3.3. Cốt truyện trong bài viết

Tạo cốt truyện thu hút hơn cho các bài viết trên website. Dù là bài viết giới thiệu công ty, thương hiệu, sản phẩm, cho tới các bài blog cung cấp thông tin. Tất cả cần chăm chút hơn về ý tưởng, câu văn. Thêm cốt truyện vô bài viết giúp nội dung thu hút, người dùng sẽ muốn nán lại đọc lâu hơn.

3.4. Hạn chế “tin rác” để giảm bounce rate

Bỏ bớt (chứ không cắt hẳn) các nội dung, clip, hình ảnh, quảng cáo không quá ý nghĩa và liên quan đến website. Không ai muốn ở lâu tại một nội dung chỉ toàn thông tin sáo rỗng chiếm tỉ lệ quá cao. Thay vào đó đầu tư hơn cho nội dung chính cần truyền tải. Làm như vậy sẽ tăng tương tác và giảm tỉ lệ thoát trang.

3.5. Nhờ vào sự uy tín của các “chuyên gia”

Các từ ngữ thể hiện sự tư vấn, bí quyết, hướng dẫn tận tình, cung cấp thông tin và dữ liệu “miễn phí” để đọc giả tải về,… Tất cả sẽ tăng tính hiệu quả trong tương tác. Lưu ý là các nội dung hướng dẫn cần chính xác, gần gũi, thực tế và tính ứng dụng cao. Từ đó mới tạo được lòng tin với đọc giả để họ tìm đến nhiều hơn.

3.6. Thu hút người đọc

Tương tác thêm với người đọc bằng cách “hành động” kêu gọi tham gia trao đổi trong bài viết. Thêm đường dẫn, video, biểu mẫu, bình luận, bấm mua hàng, minigame… Hướng người dùng tham gia các hoạt động để ở lại trong bài viết lâu hơn. Như thế tỉ lệ bounce rate dần sẽ được cải thiệt đáng kể.

https://mondaycareer.com/cookie-la-gi-trinh-duyet-cua-ban-duoc-gi-tu-viec-an-banh/

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com