Khái niệm CPL là gì ? Cẩm nang kiến thức về CPL

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
CPL là gì ? Nhắc đến khái niệm CPL là người ta nghĩ ngay đến cụm từ Cost Per Lead, được hiểu nôm na là khoản tiền mà doanh nghiệp...

Khái niệm CPL la gi

Khái niệm CPL được các chuyên gia định nghĩa như thế nào?

Nhắc đến khái niệm CPL là người ta nghĩ ngay đến cụm từ Cost Per Lead, được hiểu nôm na là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi khách hàng tiềm năng.

Hay nói cách khác thì CPL là một hình thức định giá cho quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Cụ thể hơn là doanh nghiệp sẽ trả tiền cho mỗi hành động mà các khách hàng tiềm năng thực hiện tương tác với doanh nghiệp trên các nền tảng khác nhau.

Cuối cùng, kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn đó chính là thông tin của khách hàng khi họ điền vào các mẫu, bảng biểu…, cụ thể như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ nhà, địa chỉ email

Khái niệm CPL la gi
CPL la gi?

Ngoài ra, khái niệm Lead – ám chỉ khách hàng tiềm năng luôn tồn tại trong CPL. Từ việc khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp trên nhiều nền tảng khác nhau (Facebook, website, blog…) họ đã để lại thông tin của mình tại trang của bạn. Nhờ vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên lạc với các đối tượng khách hàng này để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua hình thức tư vấn, tiếp thị trong tương lai.

Lợi ích của CPL
Lợi ích của CPL

Những lĩnh vực nên sử dụng quảng cáo CPL là gì?

Việc đánh giá lĩnh vực nào có thể chạy CPL hiệu quả cũng vô cùng quan trọng không kém gì việc hiểu rõ khái niệm CPL. Đến đây, các nhà quản lý cần xem xét cũng như hiểu rõ về bản chất cốt lõi của CPL.

Kết quả sau cùng của hoạt động CPL mà các doanh nghiệp hướng đến chính là tạo ra các giá trị Lead, tức là thu về thông tin những khách hàng quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua hàng hay còn gọi là khách hàng tiềm năng.

Marketing là gì ? Những điều quan trọng cần biết về Marketing

Nói đến đây ta có thể nhận ra được những sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao chính là những đối tượng tiềm năng cho loại hình quảng cáo theo phương thức CPL. Một trong những lĩnh vực phù hợp với hình thức quảng cáo CPL có thể kể đến ngành bất động sản, khi mà khách hàng chưa đủ về mặt tài chính có nhu cầu sở hữu nhà đất.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến lĩnh vực du học khi mà khách hàng họ muốn được hỗ trợ tư vấn về tài chính và những vấn đề pháp lý liên quan. Không thể nào không nhắc đến lĩnh vực bảo hiểm khi nhắc đến hình thức quảng cáo CPL bởi hình thức này sẽ giúp các khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về những điều khoản cũng như các vấn đề về mặt pháp lý trước khi kí kết hợp đồng. Ngoài ra, lĩnh vực kinh doanh ô tô, y tế, giáo dục,… cũng là những lĩnh vực phù hợp với hình thức CPL.

Cách kiếm tiền online hiệu quả không phải ai cũng chỉ bạn

Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL là gì?

CPL (Cost per lead ) Ưu điểm

CPM, CPC, CPA
CPM, CPC, CPA

Trong những năm gần đây, ta có thể thấy được sự bùng nổ của phương thức quảng cáo CPL. Điều đó là minh chứng cho những ưu điểm vượt trội của hình thức này, có thể kể đến như tỷ lệ chia hoa hồng của nó cao hơn các hình thức khác như CPM (Cost Per Mile) hay CPC (Cost Per Click).

Chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người xem hay số người nhấp vào nhiều hay ít. Mà CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của doanh nghiệp. Dù yêu cầu đó cao hơn nhưng bù lại thì nó không hề phức tạp. Do đó tỉ lệ chia sẻ hoa hồng CPL cao hẳn hơn các hình thức nêu trên.

Email Marketing là gì ? Và những khái niệm cơ bản

Điều làm cho hình thức CPL đơn giản hơn các hình thức khác ? CPL không dựa vào doanh số bán sản phẩm của bất kì công ty nào mà nó . Như thế thì các Publisher đã nhận được hoa hồng rồi.

CPL (Cost per lead ) Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm, CPL cũng tồn tại nhiều hạn chế. Ví dụ như khi thiếu nhân lực hay nhân lực chất lượng cao thì Lead sẽ khó chuyển đổi thành khách hàng doanh nghiệp. Hơn nữa, CPL không phải là giải pháp hợp với các khách hàng hạn chế về ngân sách quảng cáo. Ngoài ra, khách hàng khai báo sai thông tin cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Cuối cùng, mức độ thành công còn phụ thuộc vào Landing page.

Tầm quan trọng của CPL trong sự phát triển của doanh nghiệp

Tuy nhiên CPL có nhiều lợi ích nhưng liệu nó có đem lại lợi nhuận ? Câu trả lời ở đây là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác.Ngoài tầm quan trọng của CPL, sự thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của doanh nghiệp. Hay như uy tín của bên thực hiện việc tiếp thị cũng cần chú trọng.

Lead dù mới là khách hàng tiềm năng, thế nhưng nếu doanh nghiệp biết tận dụng tốt data của họ thì CPL sẽ đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra những thông tin thu về qua chiến dịch CPL sẽ giúp cho việc khai thác bán các sản phẩm khác dễ dàng hơn, đặc biệt là khi để tiếp thị trong tương lai nữa. Nói cách khác, Những Marketers khôn ngoan sẽ biết tận dụng Lead để đem về nhiều lợi nhuận và sử dụng được cho nhiều chiến dịch khác nữa.

MC Kiet

Booking.com
Klook.com
Booking.com