Mentor là gì? Làm sao để trở thành Mentor đạt “chuẩn”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Từ mentor được sử dụng khá phổ biến chỉ những "người dẫn đường" giúp các hoạt động suôn sẻ hơn. Vậy cụ thể mentor là gì? Như thế nào là một mentor tốt?

what is mentor
mentor là gì
Mentor trong doanh nghiệp

Thuật ngữ mentor gần đây được biết đến nhiều hơn nhờ vào sự phổ biến trong các chương trình truyền hình cũng như mạng xã hội. Vậy bạn đã thực sự hiểu hết về vị trí mentor là gì? Và trở thành mentor cần những tố chất nào?

1. Mentor là gì? Trong kinh doanh/ công việc mentor có gì khác?

mentor là gì
Khái niệm chung về Mentor là gì?

Mentor là từ ấn định, thường giữ nguyên chứ ít khi dịch thuật, là sự kết hợp của hai chức năng tư vấn và huấn luyện. Hai chức năng trên cũng chưa có thuật ngữ chính xác để dùng cho vị trí công việc, nên vẫn gọi chung dưới cái tên là mentor.

Có thể hiểu mentor là “người dẫn đường” trong hầu hết hoạt động của tổ chức. Từ cho ý kiến, trả lời những khúc mắc, “mở đường” cho sự kiện giữa các bên, … Còn trong hoạt động kinh doanh, mentor là người lên đưa định hướng, kế hoạch phát triển cho công ty, thúc đẩy sự tăng trưởng, đem lại nhiều lợi ích nhất có thể.

Stakeholder là gì? Stakeholder liên quan đến những ai?

Ngoài ra, mentor còn là người “truyền thông tin”. Họ trao đổi vốn kiến thức, “kinh nghiệm xương máu” có được trong ngần ấy năm trên thương trường. Mentor cũng luôn “cập nhật nóng” những dữ liệu mới nhất trên thị trường. Quan trọng nhất không thể thiếu ở một mentor đó là, khả năng chia sẻ, thuyết phục, lắng nghe và thấu hiểu. Từ đó đưa ra định hướng đúng đắn. Nói mentor là “cánh tay phải” đắc lực của chủ doanh nghiệp là không sai.

1.1. Lợi ích của tổ chức khi sở hữu một mentor:

Lợi ích của tổ chức khi sở hữu một mentor
Lợi ích của tổ chức khi sở hữu một mentor

Sau khi biết được mentor là gì, vậy vai trò của họ quan trọng đến thế nào mà ngày càng nhiều doanh nghiệp “săn đón”? Công ty bạn sẽ được lợi ích gì khi có mentor “kề vai sát cánh”, họ lợi hại ra sao?

Trước hết, mentor sẽ là người thấu hiểu những băn khoăn của bạn, từ đó định ra những hướng đi “thuận buồm xuôi gió” cho công ty. Mentor có thể là “chiến mã”, nhưng không nhất thiết phải đứng ra thành lập hay vận hành tổ chức. Vì thế những đề xuất từ mentor vẫn phải qua sự xác nhận và tiến hành của chủ doanh nghiệp. Mentee, được định nghĩa là người nhận tư vấn từ mentor. Công việc có thành công hay không là dựa vào mối quan hệ tốt đẹp cũng như cộng tác ăn ý từ hai đối tượng này.

Cho nên, doanh nghiệp sở hữu mentor giỏi là đã nắm được phần trăm cao cơ hội phát triển theo chiều hướng tốt. Vậy như thế nào là một mentor có đầy đủ tố chất, cả về năng lực lẫn kĩ năng giao thiệp tốt?

2. Trở thành mentor tốt, tại sao không?

mentor là gì
Những yếu tố làm nên một người mentor

2.1. Mang đến bầu không khí tích cực và biết tạo hứng khởi:

Không cần quá thông thạo nhiều kiến thức mới có thể làm tốt công việc mentor. Chính kinh nghiệm thực tế của bạn được chia sẻ qua những buổi đàm thoại sẽ tạo động lực cho những đồng nghiệp. Qua đó cả tập thể mới cùng nhau tạo nên thành công của công ty, chứ mentor không phải người “gánh team”.

Tạo được sự hứng khởi trong công việc và mang lại năng lượng tích cực, đã là “thành tựu” của mentor chứ chưa kể đến vốn kiến thức. Tinh thần lạc quan mà mentor đem đến giúp mọi người vượt qua nhiều khó khăn. Hạn chế tối đa sự nản lòng, nhụt chí cho tập thể.

2.2. Dùng khả năng đóng góp cho sự phát triển chung:

Quay lại nhiệm vụ chính, mentor là người sẽ dùng hết khả năng, sự hiểu biết của bản thân đóng góp hết mình cho doanh nghiệp. Những “tài sản” này từ mentor là phần chính yếu trên con đường phát triển của công ty, trên thương trường nói chung cũng như giúp ích cho xã hội.

Mentor đã xuất hiện ở thị trường quốc tế từ khá lâu, bởi sự đa năng mà họ có được đem đến nhiều lợi ích công việc. Họ mở ra cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn sáng suốt và hợp lý nhất. Cho nên khi đã chinh phục được vị trí này thì đó hẳn là người đáng khâm phục. Họ có quyền cho bản thân một chút niềm kiêu hãnh.

2.3. “Có qua có lại” trong công việc mentor:

Một người mentor tốt đúng là cho đi rất nhiều, nhưng nhận lại cũng không ít. Ngoài truyền đạt những gì mình có, mentor còn tiếp nhận lại được những thông tin giúp ích cho công việc, qua quá trình trao đổi với các thành viên công ty. Đây là một trong những cách mentor tự tích lũy “vốn” cho mình trong khi làm việc.

Qua bài viết, bạn đã có cái nhìn chung về mentor là gì, vai trò của mentor và làm một mentor cần những gì? Từ đó bạn có thể định hướng xem vị trí này có phù hợp với bản thân không. Hoặc ít nhất hiểu rõ để làm việc với mentor tốt hơn khi có cơ hội hợp tác.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com