Phỏng vấn BrSE thành công nhất – Chinh phục tuyển dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

BrSE (viết tắt của Bridge Software Engineer) – hay kỹ sư cầu nối, là một chức danh thường chỉ xuất hiện trong các công ty IT, hầu hết là các công ty outsourcing hoặc offshoring. Họ sẽ đóng vai trò trung gian thuê nhân lực từ nước khác để làm ra sản phẩm cho công ty khách hàng.

Trong quá trình làm việc với khách hàng của mình, mỗi ứng viên BrSE sẽ được khách hàng phỏng vấn để kiểm tra 2 yếu tố: kỹ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ trước khi bắt tay vào một dự án nào đó. Đây được cho là rào cản lớn nhất mà các ứng viên BrSE phải vượt qua.

Từ lý do nêu trên, người viết hi vọng bài viết này sẽ giúp đưa ra một số bí quyết để các ứng viên có thể vượt qua bài phỏng vấn của khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Dưới đây là phương án trả lời phỏng vấn BrSE tốt nhất.

1. Hiểu rõ khách hàng cần gì

câu hỏi phỏng vấn kỹ sư BrSE
câu hỏi phỏng vấn kỹ sư BrSE

Ngoài các kiến thức chuyên môn của mình, các ứng viên cần thật sự nắm được mong muốn của khách hàng. Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ về phạm vi công việc (thông thường sẽ bao gồm từ việc design đến UT) – bạn có thể hỏi người hướng dẫn của mình, các đồng nghiệp khác hoặc hoặc account manager phụ trách khách hàng để nắm rõ vấn đề này.

Khi nắm được mục đích của công việc (ví dụ: phát triển module, design, hay chỉ là qua học nghiệp vụ để về triển khai), thì sẽ nhấn mạnh điều đó trong phần tự giới thiệu bản thân và trả lời được gần như toàn bộ những câu hỏi chính xoáy về kỹ năng – kinh nghiệm của bản thân. Bạn gần như đã có 50% cơ hội thành công và ghi điểm với đối tác khi nắm chắc được vấn đề này.

2. Chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn BrSE thường gặp

Câu hỏi thường gặp

Các ứng viên sẽ thường gặp phải một số câu hỏi như “Tôi đã xem CV của bạn và thấy bạn làm dự án về xxx, bạn cho tôi biết bạn làm gì trong dự án đó?” hay “Bạn đã bao giờ làm công đoạn design chưa?” hay “Bạn đã sử dụng Framework này bao giờ chưa?”

Hãy chuẩn bị trước cho mình tinh thần khi gặp các câu hỏi như trên và tập trả lời một cách thật mạch lạc và chi tiết.

Một bí quyết khác dành cho các ứng viên là đừng bao giờ trả lời “KHÔNG” với khách hàng của mình. Trong trường hợp ứng viên hoàn toàn không có câu trả lời thì cần phải thêm từ “NHƯNG” vào. Ví dụ, “Tôi thật sự chưa có kinh nghiệm NHƯNG tôi tin rằng mình có khả năng nắm bắt và học hỏi nhanh, nên nếu được quý khách hàng giúp đỡ giai đoạn đầu của dự án, thì tôi tin mình có thể làm được”.

Câu hỏi khác

Ngoài ra, bạn có thể gặp một vài câu hỏi dễ trả lời khác như : “Bạn có thể làm thêm giờ không?”, “Nếu dự án kéo dài (1 vài năm) thì bạn có theo đến cuối không, bạn có ngại khi phải di chuyển nhiều không, đã từng đi Nhật chưa, đã biết gì về văn hóa Nhật, ưu nhược điểm của bạn về vấn đề abc là gì?”

Hay luôn chuẩn bị thật tốt, dành vài ngày trước buổi phỏng vấn để lường trước và hình dung cho mình cách trả lời đối với bất kì câu hỏi nào mà khách hàng có thể đưa ra. Sự tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ là một điểm cộng rất lớn trong việc mang lại niềm tin cho đối tác của mình.

3. Giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống

Phương án trả lời tuyển dụng kỹ sư cầu nối BrSE
Phương án trả lời tuyển dụng kỹ sư cầu nối BrSE

Các ứng viên thường sẽ mất bình tĩnh, lo lắng đến mức khúm núm đến mức trả lời ấp úng, hoặc thậm chí là quên mất những phép lịch sự tối thiểu với khách hàng (như việc nói câu xin phép hoặc cảm ơn). Điều này sẽ dễ làm bạn gây mất điểm trong mắt đối tác.

Lý do của việc ấp úng thường là do sự thiếu chuẩn bị nên dễ gặp bất ngờ, dẫn đến việc lóng ngóng vì không biết mình nên làm gì, nói gì.

Để tránh phạm những sai lầm này, các ứng viên cần chuẩn bị thật chu đáo những thứ sau để bình tĩnh trong suốt buổi phỏng vấn của mình.

Dưới đây là một số tips để bạn có thể giữ bình tĩnh suốt buổi phỏng vấn:

  • Luôn nhớ rằng kịch bản phỏng vấn thường sẽ như sau: Chào hỏi – xin phép ngồi – tự giới thiệu bản thân (khi được yêu cầu) – trả lời phỏng vấn – Trả lời các câu hỏi có thể phát sinh – Cảm ơn khách hàng.
  • Bài tự giới thiệu bản thân không không nên quá 15 dòng hoặc 3 phút trình bày.
  • Soạn trước cho mình những câu hỏi thường gặp và câu trả lời (như đã nói ở mục 2 nêu trên).
  • Chú ý tác phong, trang phục, ngủ đủ giấc trước ngày phỏng vấn, ăn uống đầy đủ cũng là một điều nên làm đối với ứng viên để tránh xảy ra các sự cố không mong muốn.

4. Luôn suy nghĩ kĩ trước khi trả lời

Dưới đây là một ví dụ cho việc suy nghĩ không kĩ dẫn đến thất bại trong quá trình phỏng vấn của một ứng viên BrSE:

Khách hàng: Em đã từng làm design chưa ?

Ứng viên: Dạ em chưa nhưng em có đọc design trong các dự án đã làm nên hiểu được phần nào cách làm.

Khách hàng: Thế bây giờ cho em làm một cái design thì em mất bao lâu để hoàn thành?

Ứng viên: Dạ khoảng 1 tháng ạ.

Khách hàng : Anh đã hi vọng em tốn ít thời gian hơn.

Phân tích: Điểm sai của bạn ứng viên này là đã không suy nghĩ kỹ về câu hỏi mà trả lời bừa. Bạn này chưa cần biết “1 cái design” đó là design basic hay detail, cho 1 màn hình hay cho 1 flow

(1 flow thường gồm khởi tạo – nhập giá trị – validate – confirm – finish), nếu 1 màn hình thì bao nhiêu Item, màn hình đó chức năng gì (tùy chức năng mà design nhiều hay ít). Điều cần thiết khi gặp một câu hỏi như thế này là cần hỏi lại cặn kẽ để có cho mình câu trả lời chuẩn mực nhất.

Khi chưa rõ câu hỏi, hoặc đã rõ nhưng chưa đủ căn cứ thì các ứng viên cần hỏi lại kỹ càng hơn, khách hàng sẽ đánh giá cao vì bạn là một người làm việc chắc chắn. Còn nếu bạn đã hỏi kĩ nhưng vẫn chưa chắc chắn về câu trả lời của mình thì hãy trả lời theo hướng: “Tôi nghĩ là …” hoặc “Theo kinh nghiệm của tôi thì …”

5. Giữ bí mật thông tin về những dự án đã làm

Việc để lộ thông tin về các dự án của những khách hàng trước đây là điều mà rất nhiều ứng viên đã phạm phải. Điều này là rất nguy hiểm và có thể khiến khách hàng đánh rớt bạn ngay lập tức.

Lý do là vì họ sẽ nghĩ nếu như bạn tiết lộ thông tin về khách hàng trước đây thì chắc gì trong tương lại bạn sẽ không tiết lộ thông tin của họ. Điều này gây mất niềm tin rất lớn và khiến bạn mất uy tín trầm trọng trong mắt đối tác.

Khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc trước đây, các ứng viên chỉ nên trả lời về ngôn ngữ, Framework (FW public), mảng công việc (y tế, giáo dục, telecom, thương mại, …), khách hàng thuộc quốc gai nào (Nhật, Úc, Mỹ …) hay về vị trí, chức danh đã đảm nhận, các khó khăn, thuận lợi và đóng góp của bản thân cho dự án đó.

Những thông tin cần giữ bí mật thường bao gồm tên khách hàng, tên dự án, tên Framework của khách hàng, địa chỉ khách hàng hoặc bất kỳ thông tin gì có nguy cơ khiến người nghe biết được khách hàng đó là ai.

6. Ngoại ngữ

Thông thường, khách hàng của các ứng viên BrSE sẽ thường đến từ Nhật Bản, Mỹ, Úc.

Ngoài việc tự xây dựng và phát triển cho mình vốn ngoại ngữ một cách vững chắc nhất, các ứng viên hãy nhớ nghiên cứu và sử dụng kính ngữ trong ngôn ngữ của khách hàng một cách phù hợp nhất.

Nhất là đối với khách hàng Nhật Bản vì Nhật bản luôn là một quốc gia chú trọng phép tắc và lễ nghi bậc nhất trên thế giới. Do đó các bạn nên chú ý kĩ những chi tiết để có thể đáp ứng từng tiêu chuẩn tuyển dụng khác nhau.

Đối với những khách hàng đến từ những quốc gia khác nhau, các bạn nên chú ý tìm hiểu rõ ràng thông tin trước khi làm việc. Như thế sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp của các bạn.

MC Chung

Booking.com
Klook.com
Booking.com