Vượt qua khủng hoảng sau khi trượt phỏng vấn như thế nào?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Vượt qua khủng hoảng sau khi trượt phỏng vấn như thế nào?

Không phải buổi phỏng vấn nào cũng thành công. Ai cũng có thể bị trượt phỏng vấn với nhiều lý do khác nhau. Hơn thế nữa, hầu hết mọi người đều cảm thấy thất vọng hoặc buồn bã về bản thân, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được hướng đi sau khi phỏng vấn thất bại.

Khủng hoảng sau khi trượt phỏng vấn
Khủng hoảng sau khi trượt phỏng vấn

1. Đối diện với cảm giác thất vọng và tìm cách vượt qua khi trượt phỏng vấn

Thất vọng chắc chắn là cảm xúc đầu tiên và biểu hiện rõ ràng nhất khi phỏng vấn thất bại. Lúc này, bạn sẽ thường suy nghĩ bản thân vẫn còn quá kém cỏi; năng lực chuyên môn chưa đủ;… Nhiều câu hỏi được đặt ra sẽ khiến bạn ngày càng thiếu niềm tin vào bản thân.

Tuy nhiên, rớt phỏng vấn vẫn không thể chứng minh bất cứ điều gì về năng lực của bạn. Nó chỉ đơn thuần là những đáp ứng của bạn chưa phù hợp với yêu cầu của công ty. Do đó, hãy thật bình tĩnh và vượt qua chính mình nhé!

Trước khi bắt đầu tìm việc mới, bạn có thể thử giãn và nghỉ ngơi để giảm bớt áp lực. Ngoài ra, bạn có thể dành thời gian làm những gì mình thích để giúp tinh thần được thư giãn.

2. Đánh giá lại toàn bộ những vấn đề gặp phải khi trượt phỏng vấn

Đánh giá lại vấn đề sau khi trượt phỏng vấn
Đánh giá lại vấn đề sau khi trượt phỏng vấn

Việc bạn cần làm trước khi bắt đầu tìm công việc mới là dành thời gian để đánh giá lại một cách tổng quan những gì mình đã làm được và chưa làm được trong quá trình vừa rồi. Hãy nhìn nhận một cách thẳng thắn để có thể đưa ra những phương án khắc phục phù hợp.

Để có thể đánh giá một cách khách quan nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến một số người xung quanh. Đặc biệt là với những người làm trong lĩnh vực nhân sự, họ có thể giúp bạn tìm ra và cải thiện những điểm yếu của mình.

Ý kiến của người khác thì luôn khách quan hơn chính vì thế đừng ngần ngại đặt câu hỏi để giúp bản thân trở nên tốt hơn bạn nhé!

3. Tìm kiếm những cơ hội mới cho bản thân sau khi trượt phỏng vấn

Tìm kiếm những cơ hội mới sau khi trượt phỏng vấn
Tìm kiếm những cơ hội mới sau khi trượt phỏng vấn

Sau khoảng thời gian thư giãn và nhìn nhận lại bản thân khi rớt phỏng vấn, bạn hãy tập trung vào việc tìm kiếm những cơ hội mới. Trên thị trường hiện nay không hề khan hiếm công việc, nên hãy cố gắng nắm bắt cơ hội nhé!

Bên cạnh đó, việc đọc kỹ mô tả công việc để xét xem mình đáp ứng bao nhiêu cũng rất quan trọng. Nếu bạn có thể đáp ứng hơn 70% thì đừng ngần ngại ứng tuyển.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những gì bạn nên làm sau khi trượt phỏng vấn thay vì chán nản và thất vọng. Hãy tin rằng bạn có thể sẽ tìm được cơ hội khác tốt hơn. Chúc bạn sẽ tìm được công việc yêu thích và phù hợp với mình nhé!

Ngan

Booking.com
Klook.com
Booking.com