Phó phòng thiết kế sản phẩm là gì? Một số mô tả cụ thể công việc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Phó phòng thiết kế sản phẩm là gì? Tính chất công việc, mốc KPIs cần đạt, yêu cầu, mức lương,.... như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Phó phòng thiết kế sản phẩm là một trong những việc làm lương cao khá hot hiện nay. Tuy nhiên, công việc này lại đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và kiến. Vậy cụ thể phó phòng thiết kế sản phẩm sẽ làm những công việc gì? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Phó phòng thiết kế sản phẩm là gì?

Phó phòng thiết kế sản phẩm là gì?
Phó phòng thiết kế sản phẩm là gì?

Đây là những người có quyền hạn rất cao trong phòng và chỉ đứng sau trưởng phòng. Họ sẽ là những người hỗ trợ phối hợp cùng trưởng phòng để quản lý các vấn đề phát sinh liên quan đến thiết kế của doanh nghiệp.

Với tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng tầm sản phẩm của mình. Do đó, ngoài chất lượng sản phẩm, mẫu mã thiết kế cũng là một yếu tố quan trọng.

Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều có một bộ phận thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên, để đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, thì người quản lý là không thể thiếu.

Mô tả công việc của phó phòng thiết kế

Các công việc của phó phòng thiết kế sản phẩm
Các công việc của phó phòng thiết kế sản phẩm

Để trở thành một phó phòng, bạn cần phải đảm nhận một số nhiệm vụ sau:

  • Đảm nhiệm bao quát tất cả các công việc của nhân viên trong bộ phận
  • Duy trì ổn định hoạt động của phòng thiết kế
  • Có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về sản xuất những mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị trường
  • Lên ý tưởng và kế hoạch thiết kế cho những dự án mới khi được yêu cầu. Triển khai cho nhân viên thực hiện
  • Thiết kế các phương án thực hiện sản phẩm mới
  • Lên kế hoạch chi tiết cho từng khâu để đảm bảo được chất lượng và số lượng đạt tiêu chuẩn
  • Trực tiếp chỉ đạo và quản lý chiến dịch thông qua các hoạt động như: phân công nhân sự thực hiện, hướng dẫn nhân viên triển khai bản thiết kế, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ liên quan,…
  • Quan sát và đưa ra những nhận xét đánh giá trong quá trình thực hiện công việc của từng nhân viên. Nhằm tìm ra những nhân viên ưu tú và xuất sắc để khen thưởng khích lệ

Các mốc KPIs cần đạt khi bạn ở vị trí phó phòng

Phó phòng thiết kế cần đạt KPIs nào?
Phó phòng thiết kế cần đạt KPIs nào?

Trong bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi hiệu suất làm việc. Đặc biệt là với những ngành nghề có vị trí cao như phó phòng. Do đó, một phó phòng thiết kế sản phẩm cần phải đạt được những chỉ tiêu KPIs như sau:

  • Khả năng hoàn thành thực hiện dự án thiết kế của công ty hoặc khách hàng nhanh chóng
  • Tỷ lệ các mẫu thiết kế được duyệt trong chiến dịch
  • Khả năng tạo nên tỷ lệ hài lòng của nhân viên
  • Tỷ lệ khách hàng thích mẫu thiết kế của sản phẩm
  • Tỷ lệ hài lòng của khách hàng khi đưa ra sản phẩm thiết kế

Phó phòng thiết kế sản phẩm có mức lương thế nào?

Mức lương của phó phòng thiết kế
Mức lương của phó phòng thiết kế

Mức lương luôn là một yếu tố quan trọng khi bạn bắt đầu một công việc. Đối với vị trí phó phòng, mức thu nhập sẽ tương đối cao do công việc đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao.

Hiện nay, mức lương trung bình của phó phòng thiết kế sản phẩm trên thị trường sẽ dao động từ 20 – 25 triệu/tháng. Trên thực tế, mức lương này cao hơn so với các vị trí quản lý ngành khác.

Tuy nhiên, công việc của phó phòng thiết kế sẽ khá phức tạp. Do đó, con số trên là hoàn toàn xứng đáng với họ. Bên cạnh đó, họ có thể dựa vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân để thương lượng lương với doanh nghiệp.

Phó phòng thiết kế cần đáp ứng yêu cầu gì?

Nếu bạn muốn trở thành phó phòng thiết kế, bạn cần chắc chắn mình có đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Trình độ: Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành mỹ thuật công nghiệp
  • Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B trở lên
  • Tin học: Vi tính văn phòng, thành thạo các phần mềm xử lý đồ họa
  • Thông qua các khóa huấn luyện về quản lý cấp trung gian
  • Thông qua các khóa huấn luyện kiến thức về sản phẩm

Những kỹ năng cần có của phó phòng thiết kế

Yêu cầu của phó phòng thiết kế
Yêu cầu của phó phòng thiết kế

Bên cạnh những yêu cầu trên, bạn cần phải trau dồi thêm một số kỹ năng sau để trở thành phó phòng thiết kế:

  • Năng lực tổ chức hướng dẫn đào tạo cán bộ kế thừa
  • Nắm vững nguyên tắc màu sắc, hình thể, biết nguyên lý cơng nghệ, nhạy bén trong công tác thiết kế mẫu
  • Khả năng cảm nhận thẩm mỹ cao, hiểu biết về tâm lý và thị hiếu của từng vùng địa lý để thiết kế nhóm sản phẩm phù hợp
  • Khả năng tư duy, sáng tạo, thiết kế các chương trình thiết kế theo các định hướng phân khúc theo từng mùa, địa phương
  • Năng lực quản lý, hoạch định công việc theo tổ chức tổ, nhóm
  • Khả năng truy cập internet, xử lý thông tin.
  • Khả năng làm việc tốt dưới áp lực ca
  • Có khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc nhóm

Ngoài ra, kiến thức về lĩnh dực kinh doanh và ngành mỹ thuật công nghệ cũng hết sức cần thiết. Đồng thời, bạn cũng cần đáp ứng một số thái độ như:

  • Trung thực, làmviệc không theo cảm tính
  • Kiên trì, ham học hỏi, tỉ mỉ, cẩn thận
  • Nhạy bén, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm
  • Năng động, sáng tạo, ứng biến tốt

Một số câu hỏi phỏng vấn phó phòng thiết kế sản phẩm

Các câu hỏi phỏng vấn vị trí phó phòng thiết kế
Các câu hỏi phỏng vấn vị trí phó phòng thiết kế

Để thành công ứng tuyển vào vị trí phó phòng, bạn cần phải chuẩn bị thật kĩ trước một số câu hỏi phỏng vấn như:

  1. Hãy nói về kinh nghiệm làm việc thiết kế của bạn?
  2. Hãy cho chúng tôi lý do nên thuê bạn làm Phó phòng thiết kế sản phẩm?
  3. Kể cho chúng tôi nghe về dự án cụ thể mà bạn đã từng làm?
  4. Kể lại một trải nghiệm giải quyết vấn đề trong việc xử lý các sự cố với ý tưởng thiết kế mà khách hàng không đồng ý bạn gặp phải trước đó.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung về Phó phòng tihết kế sản phẩm. Các thông tin chi tiết như tính chất công việc, mức lương, yêu cầu, kỹ năng,… Nếu bạn đang muốn thử sức ở vai trò này, có thể tham khảo các việc làm tại nhà dành cho Phó phòng thiết kế sản phẩm tại Hegka.com!

Ngan

Booking.com
Klook.com
Booking.com