Cách đàm phán lương hiệu quả khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Bí quyết deal lương khi phỏng vấn

Đàm phán lương (deal lương) là bước cuối cùng cũng như là một trong những bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình tuyển dụng. Cách đàm phán lương ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng và là tiền đề để bạn có thể yên tâm mà giải quyết các công việc trong tương lai. Hãy cùng Monday Career khám phá Cách đàm phán lương thành công qua bài viết dưới đây nhé!

Đàm phán lương (deal lương) là gì?

Đàm phán lương (hay còn gọi là deal lương), là quá trình mà ứng viên sẽ trao đổi với nhà tuyển dụng về giá trị thu nhập mong muốn của bản thân một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là lúc mà các ứng viên sẽ thương lượng về mức lương cũng như các phúc lợi mà mình sẽ được hưởng khi làm việc tại công ty đó.

Deal lương thường là bước cuối cùng trong quy trình tuyển dụng, sau khi mà ứng viên đã đáp ứng đủ hầu hết các tiêu chí của công ty.

Đàm phán lương (deal lương) là gì?
Đàm phán lương (deal lương) là gì?

Vì sao cần phải deal lương?

Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thứ khi bạn làm việc ở công ty đó. Vì khi bạn hài lòng với mức lương nhận được, bạn sẽ tập trung làm tốt công việc của mình mà không bị mất động lực cũng như sẽ không bị phân tâm. Bạn sẽ vui vẻ làm tốt nhiệm vụ của mình và cống hiến tốt cho công ty. Đó cũng là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn.

Ngoài ra việc xác định được mức lương sẽ giúp bạn lập được kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm trong thời gian sắp tới. Cuộc sống của bạn sẽ ổn định hơn và bạn sẽ không phải nhảy việc thường xuyên.

Đàm phán lương còn thể hiện về tầm nhìn của bạn trong tương lai. Đồng thời cũng thể hiện khả năng tự đánh giá năng lực của chính mình cũng như môi trường làm việc xung quanh. Điều này sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và bạn sẽ được ghi nhiều điểm hơn so với các ứng viên đối thủ.

Những điều bạn “NÊN” làm để đàm phán lương hiệu quả như ý

Thông thường, các nhà tuyển dụng thường là phía có ưu thế hơn trong việc đàm phán lương. Do đó đã có không ít ứng viên không đủ mạnh dạn và kiên định để đưa ra mức lương mong muốn của bản thân. Vậy nên các bạn đừng bỏ qua những mẹo nhỏ dưới đây mà Monday Career sẽ mách bạn nhé!

Xác định mức lương mình mong muốn nhận được

Việc đầu tiên khi chuẩn bị cho buổi deal lương đó là xác định được mức lương mình muốn nhận được. Đây là bước nghiên cứu, đánh giá tất cả các vấn đề liên quan đến công việc, bản thân, thị trường. Từ đó, bạn mới có cơ sở để đưa ra mức lương phù hợp nhất mà bạn mong muốn.

Bạn cần nắm rõ về mức lương tối thiểu mà mình có thể nhận. Hãy tự hỏi mình mức lương thấp nhất mà mình có thể nhận khi làm công việc này là bao nhiêu. Vậy hãy quyết định về mức lương bạn muốn, bạn cần gì cho cuộc sống của bạn và điều gì khiến bạn sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn

Tìm hiểu kĩ về yêu cầu công việc trước khi đàm phán lương

Nên tìm hiểu kỹ mô tả công việc trước khi deal lương
Nên tìm hiểu kỹ mô tả công việc trước khi deal lương

Những mô tả công việc ghi trên tin đăng tuyển dụng chỉ là bản tóm tắt của những công việc mà bạn có thể làm ở công ty. Bạn nên đọc và tìm hiểu kĩ về công việc mình sẽ làm khi ứng tuyển vào vị trí đó cũng như tìm hiểu thêm về công ty.

Những hiểu biết của bạn về những điều đó sẽ ghi được khá nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì họ sẽ đánh giá cao bạn là người chu đáo, cẩn thận và thật tâm muốn làm việc ở công ty của họ.

Nếu nhà tuyển dụng có ghi mức lương ở bài đăng tuyển dụng, bạn hãy suy xét về nó và so sánh với khối lượng công việc ở phần mô tả công việc. Từ đó bạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp hơn trong việc đàm phán lương ở buổi phỏng vấn sắp tới.

Bên cạnh đó nếu bạn có người thân hoặc người quen làm ở công ty đó thì bạn có thể hỏi họ trước về biên độ làm việc cũng như mức lương hoặc những điều bạn thắc mắc về công ty đó. Từ đó bạn sẽ chuẩn bị được cho mình tâm thế tốt hơn để bước vào cuộc đàm phán lương.

Tự đánh giá năng lực bản thân

Sau khi đã tìm hiểu rõ về yêu cầu công việc cũng như những việc cụ thể mình sẽ làm ở vị trí sắp ứng tuyển thì bạn nên đối chiếu nó với năng lực của bản thân.

Nếu bạn cảm thấy năng lực của mình có thể đảm đương với khối lượng công việc lớn hơn, trách nhiệm hơn và áp lực hơn thì bạn có thể đàm phán lại với nhà tuyển dụng để nhận được mức lương cao hơn phù hợp với năng lực của mình.

Ngược lại, nếu bạn cảm thấy năng lực của mình chưa thể đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như khối lượng công việc, bạn nên trao đổi điều này một cách khéo léo với nhà tuyển dụng nếu họ đã ghi mức lương cố định trên tin tuyển dụng.

Ngoài ra, nếu họ không nói gì về mức lương hoặc ghi là “lương thỏa thuận”, nếu bạn nghĩ mình chưa quá xuất sắc thì nên nghĩ đến mức lương vừa phải, phù hợp với đóng góp của mình cho công ty.

Thể hiện giá trị của bản thân trong buổi phỏng vấn

Sau khi đã tự đánh giá được năng lực của bản thân, khi đi phỏng vấn, bạn nên thể hiện và nhấn mạnh ưu thế cũng như điểm mạnh của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đừng ngại thể hiện nhưng cũng cần giữ lại sự khiêm tốn.

Lương sẽ tỉ lệ thuận với những đóng góp của bạn cho công ty. Cho nên, muốn thương lượng lương cao hơn, dĩ nhiên bạn phải cho họ thấy bạn có thể đem lại những giá trị gì.

Hãy tìm hiểu kĩ càng về công ty, cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển trước buổi phỏng vấn. Sử dụng công thức của Google (Google Formula) để giải thích về những thành tích của bạn, cũng như cách bạn đạt được chúng.

Nghiên cứu mức lương trên thị trường hiện tại để biết cách đàm phán lương

Deal lương là điều quan trọng khi đi phỏng vấn
Deal lương là điều quan trọng khi đi phỏng vấn

Bạn nên tự mình tìm hiểu trên Internet trước để tham khảo về mức lương phù hợp với vị trí của bạn cũng như công việc của bạn. Đồng thời bạn có thể vận dụng những mối quan hệ của mình để nắm được nhiều thông tin hơn về mức lương trên thị trường trug bình hiện nay.

Sau đó bạn sẽ so sánh để biết mức lương công ty mình đề xuất thấp hay cao hơn mặt bằng chung. Biết được điều này giúp bạn dễ đàm phán hơn với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.

So sánh với chính sách lương, phúc lợi của công ty

Nếu bạn được đề nghị một mức lương thấp hơn mong đợi của bản thân hoặc thấp hơn công ty khác thì đừng vội phản biện. Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu rõ hơn về các chính sách, phúc lợi công ty cung cấp cho bạn.

Ví dụ, tuy lương cố định không quá cao nhưng thưởng cao hoặc công ty thường xuyên nâng lương định kỳ. Hoặc có thể bạn sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng cao hoặc sẽ thường xuyên nhận được lương thưởng từ lãnh đạo. Khi đã hiểu rõ tất cả thì bạn mới nên quyết định về mức lương mình muốn.

Để nhà tuyển dụng đưa ra mức lương đề nghị trước

Trong buổi phỏng vấn, các ứng viên nên lựa chọn thời điểm hợp lí để có thể đưa ra mức lương mong muốn. Thời điểm tốt nhất để đưa ra mức lương đó là khi nhà tuyển dụng đang hài lòng và vui vẻ với những kĩ năng và kinh nghiệm làm việc mà bạn vừa thể hiện. Đó cũng là một cách để ứng viên nâng tầm giá trị bản thân so với các ứng viên đối thủ khác.

Trường hợp tốt nhất trong cách đàm phán lương hiệu quả vẫn là bạn nên để nhà tuyển dụng offer (đưa ra) mức lương trước. Vì điều đó thể hiện là họ đã thật sự hài lòng với năng lực của bạn và có mong muốn tuyển bạn.

Ngược lại, nếu bạn đưa ra mức lương quá sớm, có khi thời điểm đó họ vẫn còn phân vân có nên nhận bạn hay không. Khi đó ấn tượng của bạn trong mắt các nhà tuyển dụng sẽ không được tốt. Họ sẽ nghĩ bạn quá quan trọng tiền bạc, trong khi cái họ quan tâm là bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty.

Bên cạnh đó, nếu bạn ra mức lương trước khi họ đề cập và nó cao hơn mức lương họ dự định đề nghị. Thì thi đó nhà tuyển dụng sẽ cho là bạn thiếu đi sự khiêm tốn và chưa có khả năng đánh giá tốt về vị trí công việc cũng như năng lực của bản thân.

Tạo không khí thân thiện để đàm phán hiệu quả hơn

Nếu mức lương công ty đưa ra không đáp ứng được kỳ vọng của bạn, hãy cảm ơn và đưa ra những lý do để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng với mức thu nhập tốt hơn như thế.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần hợp tác thay vì việc vội vàng tỏ thái độ hay từ chối thẳng thừng. Hai bên cần thống nhất khéo léo với nhau và đưa ra con số hợp lí nhất, cân bằng giữa các yếu tố thị trường, năng lực ứng viên và khả năng chi trả của công ty.

Đề xuất lương cao hơn một chút so với mức có thể chấp nhận được

Bạn không nên nhắc về mức lương cũ mà mình nhận được, càng không nên vội vàng nói ra mức lương mong muốn. Khi nhà tuyển dụng hỏi đến thì hãy nâng mức lương lên cao hơn khoảng 10-15% mức lương mà mình chấp nhận được. Bởi chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hạ xuống một ít mức lương mà bạn vừa đề nghị. Khi đó bạn có thể nhận được con số đúng với mong muốn của bản thân.

Những điều “KHÔNG NÊN” làm trong buổi đàm phán lương

Bên cạnh những điều nên làm cũng có những điều bạn nên hạn chê sphạm phải để có buổi đàm phán lương thuận lợi và như ý nhất có thể.

Không nên vội vàng đề xuất mức lương khi chưa được nhà tuyển dụng nhắc đến

Bạn không nên nhắc đến vấn đề lương trước khi nhà tuyển dụng đề cập đến. Bởi vì nó là một phần thiết yếu trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào. Nhà tuyển dụng biết rõ điều đó và họ cũng đã chuẩn bị thời điểm thích hợp nhất để bàn bạc với bạn về vấn đề này. Tránh đề cập đến mức lương trước vì nó sẽ làm hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng.

Tránh đưa ra mức lương cụ thể để đảm bảo đàm phán lương hiệu quả

Điều này rất quan trọng. Bạn sẽ dễ đàm phán lương hiệu quả hơn khi nhà tuyển dụng không biết chính xác mức lương hiện tại và mức lương mong muốn của bạn.

Trong buổi phỏng vấn, nếu họ hỏi về mức lương, bạn hãy nói: “Tôi tin rằng lương không phải là vấn đề, nếu như công ty thấy tôi phù hợp. Tôi đặc biệt có hứng thú làm việc XXX tại quý công ty.”

Nếu nhà tuyển dụng vẫn kiên quyết muốn biết, bạn hãy trả lời: “Tôi sẽ cân nhắc bất kì offer nào hợp lý.” Đây là cách lịch sự nhất để tránh phải trả lời trực tiếp.

Đôi khi, nhà tuyển dụng sẽ buộc bạn phải nêu ra mức lương mong đợi. Nếu vậy, bạn hãy thử đáp: “Ở vị thế nhà tuyển dụng, anh hẳn biết rõ giá trị của tôi đối với công ty.”

Trong trường hợp cách này vẫn không hiệu quả, thì bạn nên đưa ra một khoảng lương mong đợi thay vì con số đích xác: “Mức lương mong đợi của tôi nằm trong khoảng X-Y.” Hãy chắc chắn bạn vẫn cảm thấy hài lòng với mức thấp nhất trong khoảng bạn vừa nêu.

Không nên tiết lộ chính xác mức lương trong quá khứ

Mức lương cũ là một trong những vấn đề nhạy cảm mà bạn nên hạn chế nhắc đến trong buổi phỏng vấn, là điều nếu nhà tuyển dụng hỏi rõ thì bạn mới nên khéo léo trả lời. Còn nếu không, bạn nên giữ lại và không đề cập đến nhằm đảm bảo giữ cho bạn hình ảnh tốt nhất trong mắt các nhà tuyển dụng.

Bởi vì có thể mức lương nhà tuyển dụng đưa ra cao hơn nhiều so với mức cũ mà bạn nhận được. Nếu biết được điều này, một số nhà tuyển dụng sẽ suy nghĩ hạ mức lương xuống một chút mà vẫn khiến bạn hài lòng. Đây là một trong những cách đàm phán lương hiệu quả mà ít người biết. Do đó bạn cần chú ý những điều nhỏ này nhé.

Không nên đồng ý ngay với mức lương đề nghị vừa được đưa ra

Thật ra bạn có thể đã hoàn toàn đồng ý với mức offer mà bên tuyển dụng đưa ra nhưng không nên quá hào hứng và nhận lời ngay lập tức. Hãy dành ra ít nhất 24 giờ để suy nghĩ thật kỹ về những gì mình sẽ nhận được khi làm việc với vị trí đó (không chỉ mỗi mức lương).

Lúc này, cách đàm phán lương tốt nhất bạn có thể làm đó là cẩn thận suy xét về mọi khía cạnh cũng như nhìn nhận mức lương nhận được và công việc phải làm có tương xứng với nhau hay không. Và bên cạnh đó, cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã thật sự bỏ thời gian để suy nghĩ về công việc này và có thái độ thật sự nghiêm túc.

Lời kết

Đàm phán lương chính là một trong những kĩ năng quan trọng bậc nhất khi bạn đi phỏng vấn với bất kì nhà tuyển dụng nào. Nó quyết định trực tiếp đến tài chính của bạn trong thời gian tới cũng như là mức độ cống hiến và gắn bó của bạn đối với công ty. Do đó cần nắm được Cách đàm phán lương hiệu quả và thành công nhất sẽ giúp bạn trao đổi dễ dàng hơn trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị thật tốt cho buổi deal lương sắp tới. Mong rằng bạn sẽ thật tự tin và chốt được mức lương mình mong muốn.

MC Chung

Booking.com
Klook.com
Booking.com