Affiliate Marketing là gì? Đâu là các thành phần trong Affiliate Marketing?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Bạn nghe qua nhiều hình thức tiếp thị, vậy bạn đã biết affiliate marketing là gì chưa? Ai thuộc thành phần affiliate marketing?

Affiliate Marketing là gì

Có rất nhiều cách thức tiếp thị để đẩy mạnh thương hiệu công ty, trong đó có thể kể đến affiliate marketing. Cụ thể affiliate marketing là gì? Thành tố nào có trong affiliate marketing? Cần lưu ý gì với ưu và khuyết điểm của Tiếp thị liên kết? Bạn đã biết các hình thức ở Việt Nam của affiliate marketing? Hôm nay Monday Career sẽ giải đáp tất tần tật các thắc mắc trên về hình thức tiếp thị này.

Affiliate Marketing là gì

1. Định nghĩa Affiliate Marketing là gì?

Tiếp thị liên kết là nghĩa tiếng Việt của affiliate marketing, là một cách thức kiếm tiền online. Nhà phân phối – publishers và nhà cung cấp – advertisers là hai thành tố chính của affiliate marketing. Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp “đổ xô” tìm hiểu về affiliate marketing là gì. Sau khi hiểu được ngọn ngành và thấy được hiệu quả, họ chọn đây là một trong các bước kinh doanh của công ty mình.

Khi affiliate marketing phát triển đồng nghĩa với việc thói quen mua sắm online trong công chúng cũng dần thịnh hành. Access Trade, Lazada, Masoffer, Zalora,… là các kênh phổ biến ở Việt Nam áp dụng tiếp thị liên kết.

Với Việt Nam affiliate marketing còn khá mới, tuy nhiên trên thế giới đây được xem là hình thức kinh doanh trực tuyến hữu hiệu nhất. Vì vậy trước sau gì trong tương lai gần, hình thức marketing này cũng sẽ quen thuộc tại Việt Nam.

2. Những ai nằm trong “bộ sậu” Affiliate Marketing?

Affiliate marketings elements

2.1. Advertiser/ Merchant – Nhà cung cấp trong Affiliate Marketing là gì?

  • Nhà cung cấp affiliate marketing là các đơn vị chuyên cung cấp nguồn sản phẩm trên mọi lĩnh vực
  • Đảm bảo chất lượng và số lượng mặt hàng đúng theo yêu cầu của nhà phân phối.

2.2. Publisher/ Affiliate – Nhà phân phối trong Affiliate Marketing là gì?

  • Publishers trong affiliate marketing là gì? Chính là nhà phân phối sản phẩm sở hữu các kênh mua bán với lượng truy cập cao. Đảm bảo về độ uy tín chất lượng sản phẩm và thương hiệu.
  • Các tổ chức chạy quảng cáo với tỉ lệ chuyển đổi CPM, CPC sang CPA khả quan
  • Doanh nghiệp có hình thức kinh doanh online, sử dụng affiliate marketing để tăng doanh thu.

2.3. End User – Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả kinh doanh. Từ đó có thể biết được doanh nghiệp đã sư dụng tiếp thị liên kết hiệu quả chưa. Biết được cách cải thiện kết quả kinh doanh với affiliate marketing từ phản hồi của khách hàng.

2.4. Affiliate Network – Mạng lưới tiếp thị liên kết

Mạng lưới affiliate marketing là gì? Là công cụ trung gian để kết nối giữ nhà phân phối và nhà cung cấp. Qua đó nhà phân phối có thể kiểm soát chất lượng nguồn hàng ra ngoài, hiệu quả quảng bá sản phẩm. Từ mạng lưới tiếp thị liên kết, nhà phân phối còn được bổ sung các tính năng như đường dẫn quảng cáo, banner. Bên cạnh đó affiliate network còn chi trả hoa hồng cho nhà phân phối.

2.5. Thành phần Affiliate Program – Chương trình tiếp thị liên kết

Hình thức kinh doanh nào cũng cần có công cụ quản lý, vậy còn chương trình của affiliate marketing? Là phần mềm quả lý tiếp thị liên kết chính doanh nghiệp “chủ trì”. Hoặc công ty có thể thuê bên trung gian thực hiện quản lý hoặc động tiếp thị liên kết sau đó thống kê báo cáo cho mình.

3. Các lợi ích và hạn chế của Affiliate Marketing là gì?

Ưu và khuyết điểm của Affiliate Marketing
Ưu và khuyết điểm của Affiliate Marketing

3.1. Lợi ích Affiliate Marketing là gì?

Thế mạnh mang lại cho doanh nghiệp từ affiliate marketing:

  • Mức chi trả để áp dụng tiếp thị liên kết khá “hạt dẻ”
  • Cách thức tham gia của hình thức marketing này vô cùng dễ, chỉ điền biểu mẫu đăng ký là có thể dùng affiliate marketing được ngay
  • Có sẵn nhà cung cấp lo về việc chuyển và đổi trả hàng hóa
  • Không cần tự sản xuất sản phẩm hay tự sáng tạo hình thức quảng bá, vì đây là việc của nhà cung cấp. Bạn chỉ cần làm là giao hàng đến tay khách
  • Không vướng các thủ tục, giấy phép phức tạp
  • Có thể áp dụng affiliate marketing mọi lúc mọi nơi để có nhiều nguồn thu nhanh chóng.

3.2. Hạn chế Affiliate Marketing là gì?

Tuy nhiên cũng cần biết những điểm hạn chế của affiliate marketing là gì, cân nhắc kĩ trước khi áp dụng:

  • Tốn nhiều thời gian cho loạt giới thiệu đầu tiên để khách hàng quen với sản phẩm cũng như hình thức affiliate marketing
  • Trang bị kĩ kiến thức về internet marketing
  • Số lượng quảng cáo bị affiliate marketing giới hạn
  • Khi bạn có được khoản thu nhất định, phần mềm/ chương trình affiliate marketing sẽ thông tin đến bạn các chi phí.

4. Việt Nam có những loại tiếp thị liên kết nào? 

4.1. Product Launch

Về Product Launch trong affiliate marketing, đây là hình thứ tiếp thị cơ bản nhằm thu hút khách hàng và tăng lợi nhuận. Mười đến hai mươi ngày là “hạn sử dụng” của hình thức Product Launch.

4.2. Niche site

Hình thức Niche site trong affiliate marketing là gì? Đây là cách thức tiếp thị liên kết theo một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Dựa theo đối tượng khashc hàng tiềm năng của lĩnh vực đó để tiếp cận qua hệ thống. Năm đến hai mươi phần trăm giá trị đơn hàng là hoa hồng mà nhà cung cấp chi trả cho hình thức Niche site.

4.3. Authority site

Authority cũng giống với niche site, nhưng lĩnh vực chuyên môn và đối tượng mục tiêu mở rộng hơn. Đồng nghĩa với việc lượng kiến thức về các lĩnh vực đó cũng phải phong phú hơn. Tất nhiên là mức hoa hồn của hình thức affiliate marketing này cũng sẽ “dồi dào” hơn nhiều.

4.4. CPA

Cost Per Action – CPA là hình thức affiliate marketing dựa trên các đường dẫn quảng cáo. Mỗi lượt mua hàng qua các đường dẫn quảng cáo đó sẽ nhận lại khoản hoa hồng tương xứng tùy theo chính sách. Google Adwords, SEO, Facebook Ads,… là các công cụ hỗ trợ quảng bá đường dẫn quảng cáo.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com