Auditor là gì? Công việc của kiểm toán viên là gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Auditor là gì? Công việc của kiểm toán viên là gì?

Auditor là tiếng Anh của “kiểm toán viên”, trong giai đoạn kinh tế phát triển, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính. Do đó, nhu cầu tuyển dụng kiểm toán viên ngày càng tăng cao. Vậy, kiểm toán viên là gì và họ làm những công việc gì? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Auditor là gì?

Kiểm toán viên (Auditor) là người được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ kiểm toán viên của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Nhiệm vụ chính của kiểm toán viên là kiểm tra, xác minh tính trung thực và chính xác của báo cáo tài chính của một cơ quan tổ chức hoặc một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho các bên liên quan, chẳng hạn như nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng và cơ quan quản lý.

Auditor là gì?
Auditor là gì? – Nguồn: Freepik

Xem thêm: Chuyên viên chính là gì? Các bậc lương chính mới nhất

Tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên là gì?

Để trở thành một kiểm toán viên hành nghề, dựa trên điều 14 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, bạn cần có:

  • Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp.
  • Bằng tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, kiểm toán hoặc các chuyên ngành liên quan.
  • Năng lực hành vi nhân sự đầy đủ và phẩm chất đạo đức tốt.

Các loại hình kiểm toán

Kiểm toán nhà nước (State Audit)

Kiểm toán nhà nước, cơ quan độc lập do Quốc hội thành lập, sẽ thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước. Việc kiểm toán được tiến hành theo luật định và không thu bất kỳ chi phí nào.

Kiểm toán độc lập (Independent Audit)

Kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm tra, đánh giá các báo cáo tài chính của một đơn vị được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập, không có quan hệ lợi ích với đơn vị được kiểm toán.

Các công ty kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động với mục đích cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán cho các tổ chức, doanh nghiệp. Họ sở hữu đội ngũ kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, được đào tạo bài bản theo các chuẩn mực quốc tế.

Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá độc lập và khách quan nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả, tuân thủ các quy định và chuẩn mực.

Các kiểm toán viên nội bộ thường được tuyển dụng từ bên ngoài hoặc đào tạo nội bộ bởi doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo hoặc Hội đồng quản trị.

Các loại hình kiểm toán
Các loại hình kiểm toán – Nguồn: Freepik

Xem thêm: Automation Test là gì? Cách để trở thành Automation Test

Công việc của kiểm toán viên là gì?

Tùy thuộc vào quy mô và loại hình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm toán viên có thể thực hiện các công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, kiểm toán viên có các công việc cơ bản sau:

  • Kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ nhằm đảm bảo tính minh bạch của thông tin tài chính.
  • Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính như sổ sách, chứng từ kế toán,…
  • Phân tích, đánh giá tài liệu đã thu thập nhằm xác định tính trung thực, chính xác của báo cáo.
  • Kiểm tra sai phạm, gian lận trong báo cáo tài chính nếu có.
  • Đảm bảo các thủ tục, chính sách, quy định và pháp luật tuân thủ.
  • Đọc tài liệu tài chính của tất cả bộ phận hoặc khánh hàng.

Yêu cầu về trình độ và kỹ năng nghề Auditor

Năng lực chuyên môn

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán hoặc các chuyên ngành liên quan.
  • Có kiến thức vững chắc về kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh tế.
  • Có kiến thức về pháp luật, quy định của ngành kiểm toán.
  • Có chứng chỉ kế toán, kiểm toán như CPA, CFA, CMA, CIA, ACCA là một lợi thế.

Kỹ năng

  • Kỹ năng phân tích, đánh giá
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng sử dụng công cụ kiểm toán
  • Kỹ năng tư duy logic
Yêu cầu về trình độ và kỹ năng nghề Auditor
Yêu cầu về trình độ và kỹ năng nghề Auditor – Nguồn: Freepik

Xem thêm: Banker là gì? Những công việc và yếu tố thành công của nghê Banker

Mức lương đối với kiểm toán viên

Mức lương của kiểm toán viên là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang theo học hoặc có ý định theo đuổi nghề kiểm toán. Tuy nhiên, mức lương của kiểm toán viên lại không có một con số cụ thể, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Có thể kể đến một số yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của kiểm toán viên như:

  • Cấp bậc
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kỹ năng
  • Loại hình doanh nghiệp

Theo khảo sát tại thị trường Việt Nam, mức lương phổ biến cho vị trí kiểm toán viên dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/tháng. Đối với những kiểm toán viên cấp cao trong doanh nghiệp thì mức thu nhập có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng.

Lời kết

Trên đây là bài viết Auditor là gì? Công việc của kiểm toán viên là gì?, đã được giải đáp kĩ càng. Mong bài viết sẽ có ích trong quá trình tìm hiểu của bạn.

Trích nguồn: https://hegka.com/articles/auditor-la-gi

mondayauthor

Booking.com
Klook.com
Booking.com