Chuyên viên chính là gì? Các bậc lương chính mới nhất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Chuyên viên chính là gì? Các bậc lương chính mới nhất

Công chức nhà nước là một nghề nghiệp được nhiều người quan tâm, không chỉ bởi tính ổn định mà còn bởi mức lương và đãi ngộ hấp dẫn. Trong bộ máy nhà nước, chuyên viên chính là một vị trí quan trọng, đại diện cho kỹ năng chuyên môn hàng đầu và thu nhập cao. Vậy chuyên viên chính là gì ? Hãy cùng mình tìm hiểu về vị trí này nhé.

Chuyên viên chính là gì ?

Chuyên viên chính là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và kỹ năng lãnh đạo xuất sắc trong một lĩnh vực nhất định. Vị trí này thường được tìm thấy trong các cơ quan chính phủ, tổ chức công cộng và các công ty tư nhân.

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 2/2021/TT-BNV định nghĩa:

Chuyên viên chính là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn từ cấp huyện trở lên.

chuyên viên chính
Chuyên viên chính – Nguồn: freshersnow.com

Xem thêm: Automation Test là gì? Cách để trở thành Automation Test

Nhiệm vụ của chuyên viên chính là gì?

Trong các cơ quan chính phủ và tổ chức công cộng, chuyên viên chính thường đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng như:

  • Tham mưu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án trong lĩnh vực chuyên môn: Họ có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
  • Quản lý, điều hành các dự án, chương trình, đề án trong lĩnh vực chuyên môn: Họ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện, phân công nhiệm vụ, giám sát, đánh giá kết quả của các dự án, chương trình, đề án đó.
  • Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong lĩnh vực chuyên môn: Họ có thể được giao nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

Xem thêm: ASP Net Là Gì? Từ Điển A-Z Về ASP.net Framework Trong Lập Trình

Mã ngạch lương chuyên viên chính

Mã ngạch lương chuyên viên chính là một con số mang ý nghĩa quan trọng đối với công chức. Nó không chỉ thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức mà còn là cơ sở để xác định vị trí công việc và mức lương tương ứng.

Căn cứ theo Điều 3, Thông tư 11/2014/TT-BNV, mã số ngạch của nhân viên hành chính nhà nước được phân loại như sau:

Chuyên viên cao cấpMã số ngạch: 01.001
Chuyên viên chínhMã số ngạch: 01.002
Chuyên viên Mã số ngạch: 01.003
Cán sự Mã số ngạch: 01.004
Nhân viênMã số ngạch: 01.005
Mã ngạch lương chuyên viên chính

Qua đó có thể thấy mã ngạch lương chuyên viên chính là 01.002, áp dụng cho công chức loại A2, nhóm A2.1. Theo quy định, công chức có mã ngạch này phải có trình độ đại học trở lên và đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm.

Bảng lương chuyên viên chính mới nhất

Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Cách tính lương chuyên viên chính được quy định như sau: Lương chuyên viên chính = hệ số tương ứng với từng bậc x mức lương cơ sở (1.800.000 VNĐ/tháng).

Bảng lương chuyên viên chính mới nhất được quy định như sau:

Bậc lươngHệ số lươngMức lương
14,407.920.000 đồng
24,748.426.000 đồng
35,088.932.000 đồng
45,429.438.000 đồng
55,769.944.000 đồng
66,1010.450.000 đồng
76,4410.956.000 đồng
86,7811.462.000 đồng
Bảng lương chuyên viên chính

Quy trình thăng bậc lương chuyên viên chính

Để thăng bậc lương, chuyên chính viên có thể tham gia xét tuyển chuyên viên cao cấp. Dưới đây là những quy định để trở thành chuyên viên cao cấp dành cho chuyên viên chính, cụ thể theo Khoản 3, Điều 5, Thông Tư 11/2014/TT-BNV:

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành, lĩnh vực đang làm việc;

b) Nắm vững và am hiểu hệ thống các kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, công chức;

c) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;

d) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực công tác để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

đ) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình liên quan đến công tác quản lý nhà nước;

e) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;

g) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;

h) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp thì phải là người đã chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành hoặc tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu;

i) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 5 năm trở lên (60 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 2 năm (24 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;

b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;

d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.”

Lời kết

Trên đây là tất cả về chuyên viên chính, bảng lương và cách tính bảng lương đều được cập nhật mới nhất. Mong bài viết sẽ có ích trong quá trình tìm kiếm về ngành này.

Trích nguồn: https://hegka.com/articles/chuyen-vien-chinh-la-gi

mondayauthor

Booking.com
Klook.com
Booking.com