AIDA Là Gì? Những Ví Dụ Về Mô Hình AIDA Thành Công

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Mô hình AIDA là một mô hình truyền thông và Marketing nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi để định hướng khách hàng đi từ sự tò mò, hứng thú đến hành động mua hàng. Bạn hiểu gì về mô hình này, bài viết dưới đâu sẽ đi sâu hơn vào khái niệu này nhé !

Mô hình AIDA là gì?

Khái niệm mô hình AIDA

Mô hình AIDA là một mô hình tiếp thị kinh điển được phát triển từ đầu thế kỷ 20 và vẫn được áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Mô hình này mô tả hành trình mua hàng của khách hàng, từ khi họ nhận biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khi họ thực hiện hành động mua hàng.

Theo đó, AIDA là viết tắt của 4 bước: A (Attention) – I (Interest) – D (Desire) – A (Action) tương ứng với Gây chú ý – Tạo hứng thú – Tạo mong muốn – Hành động

Ý nghĩa của mô hình AIDA trong marketing.
Ý nghĩa của mô hình AIDA trong marketing.

Vai trò của mô hình AIDA trong marketing

Mô hình AIDA là một công cụ giúp doanh nghiệp hiểu rõ quá trình quyết định mua hàng của khách hàng và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị.

Trước khi bắt đầu thực hiện các bước trong mô hình AIDA, ta cần phác họa rõ khách hàng mục tiêu. Điều này bao gồm việc hiểu rõ về đặc điểm nhân khẩu học, tính cách, hành vi, và tâm lý của đối tượng. Qua đó, doanh nghiệp có thể tạo ra thông điệp tiếp thị chính xác và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Chỉ khi doanh nghiệp thực sự hiểu về khách hàng, họ mới có khả năng triển khai mô hình AIDA một cách hiệu quả và hướng dẫn hành trình mua hàng một cách chính xác và phù hợp.

Đọc thêm: 6Ps Trong Marketing Là Gì? Chi Tiết Về Mô Hình 6Ps Marketing

Phân tích mô hình thông tin AIDA 

A – Attention: Gây sự chú ý

Giai đoạn đầu tiên của mô hình AIDA là A (Attention) – tạo sự chú ý, chú trọng vào việc thu hút sự chú ý và tò mò của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Để thực hiện bước này một cách hiệu quả, quan trọng nhất là phải tận dụng các chiến lược và thông tin phù hợp để làm cho khách hàng dừng lại và chú ý đến thông điệp của bạn.

Nghiên cứu từ ConversionArium về vị trí gây thu hút nhất từ trang kết quả tìm kiếm (hay Search engine result pages – SERPs) trên Google đã chỉ ra rằng gười dùng thường có sự tập trung chủ yếu vào phần tiêu đề và các mô tả của một bài viết SEO.

Vì vậy, tối ưu hóa tiêu đề và mô tả SEO của bài viết giúp tăng cơ hội gây chú ý trong quá trình tìm kiếm thông tin.

I – Interest: Tạo sự hứng thú

Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng trong mô hình thông tin AIDA là: I – Interest – Tạo hứng thú. Đây là giai đoạn duy trì sự quan tâm và thích thú của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như khám phá những mối lo lắng hay nỗi đau tiềm ẩn. Một cách để thực hiện điều này là đặt mình vào vị trí của khách hàng và đặt ra câu hỏi “Tại sao?” để hiểu rõ hơn về cảm xúc và động cơ của họ.

Từ đó, bạn sẽ tạo ra những thông điệp hữu ích có thể tiếp tục kích thích sự hứng thú cho các đối tượng khách hàng mục tiêu.

D – Desire: Giai đoạn mong muốn

Giai đoạn D – Desire – Xây dựng mong muốn thường được thực hiện đồng thời với Interest. 

Khi bạn khám phá những nhu cầu, mối lo, và những điều lo âu tiềm ẩn trong đối tượng khách hàng mục tiêu, đồng thời, họ sẽ bắt đầu hình thành pain point – yếu tố quan trọng liên quan đến nhu cầu, mong muốn, và ham muốn sở hữu sản phẩm/dịch vụ.

Hãy khuyến khích khách hàng mục tiêu tự nhận thức về lý do cốt lõi khiến họ khao khát sở hữu sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Cụ thể, bạn có thể tận dụng những thuận lợi của sản phẩm/dịch vụ (có khả năng giải quyết vấn đề cụ thể của họ), sự truyền đạt thông tin, cách trình bày và sáng tạo nội dung, cùng với việc kể chuyện về thương hiệu/sản phẩm trên nhiều kênh tiếp thị và quảng cáo.

Điều này sẽ giúp đối tượng khách hàng mục tiêu nhận thức về nhiều giá trị của sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu, từ đó biến những giá trị đó thành nhu cầu.

A – Action: Hành động

Ở bước cuối cùng của mô hình AIDA – Action (Hành động), bạn có thể khuyến khích khách hàng thực hiện quá trình mua hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn bằng cách áp dụng một số chiến lược thuyết phục kết hợp với các kêu gọi hành động.

  • Cung cấp những ưu đãi hấp dẫn kết hợp với Lời kêu gọi hành động: giảm giá, quà tặng cho đơn hàng đầu tiên, ưu đãi cho những đăng ký sớm nhất, hay các khuyến mãi đi kèm như miễn phí vận chuyển, giảm giá cho đơn hàng tiếp theo, v.v.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để hành trình mua sắm trở nên mượt mà, không bị gián đoạn từ lúc khách hàng nhấp vào nút “Lời kêu gọi hành động” (CTA) đến khi đơn hàng được đặt thành công.
  • Thông báo, nhắc nhở các đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng thực hiện mua sắm do các ưu đãi, khuyến mãi sắp hết hạn, những cơ hội cuối cùng trong thời hạn có thể đem lại những lợi ích đặc biệt khi mua sắm, v.v.
Mô hình thông tin AIDA là phương tiện giúp thúc đẩy nhu cầu mua hàng.

Đọc thêm: Logistics Là Gì? Khám Phá Tất Tần Tật Về Ngành Logistics

Áp dụng mô hình AIDA vào Marketing như thế nào?

Trong truyền thông và Marketing, việc áp dụng mô hình AIDA vào thực tế thường mang đến sự biến động tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và đòi hỏi sự thực hiện của các bước đánh giá hiệu suất bằng các chỉ số khác nhau.

Attention

Đối với giai đoạn này, mục tiêu chính là thu hút sự chú ý và tạo ra sự tò mò, đồng thời nâng cao sự nhận thức về thương hiệu trên thị trường.

Hiệu suất của Attention có thể được đánh giá thông qua các chỉ số như: lưu lượng truy cập tự nhiên/từ quảng cáo/từ PR, số lượt tiếp cận từ quảng cáo, lượt xem bài viết, và nhiều chỉ số khác.

Các kênh quan trọng được áp dụng trong giai đoạn Attention:

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Tiếp thị nội dung
  • Chiến lược quảng cáo (trên Google và trên các nền tảng truyền thông xã hội)
  • PR trực tuyến

Interest

Giai đoạn Interest đặt trọng tâm vào việc xây dựng mối liên kết, kết nối giữa doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mục tiêu.

Hiệu suất của giai đoạn này có thể được đánh giá qua các chỉ số như: lưu lượng người truy cập quay lại trang web, tỷ lệ thoát khỏi trang, thời gian duyệt web, số trang được xem trong một phiên truy cập, lượt nhấp vào quảng cáo, tương tác trên mạng xã hội (like, share, comments), và lượt truy cập từ email, vv.

Các kênh quan trọng được áp dụng trong giai đoạn Interest bao gồm:

  • Trang web
  • Tiếp thị nội dung
  • Chiến lược quảng cáo (trên Google và trên các nền tảng truyền thông xã hội)
  • Tiếp thị qua email

Desire

Giai đoạn này cần tập trung vào việc truyền đạt các giá trị quan trọng mà thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ số đánh giá như lượt tương tác trên mạng xã hội hoặc lượt truy cập vào trang web bán hàng từ các nguồn khác nhau.

Các kênh quan trọng được ưa chuộng ở giai đoạn này bao gồm:

  • Trang web
  • Tiếp thị nội dung
  • Mạng xã hội
  • Tiếp thị qua email

Action

Đây là giai đoạn tăng cường chuyển đổi trong quy trình khách hàng từ các kênh tiếp thị và truyền thông của doanh nghiệp.

Các chỉ số đo lường thường bao gồm: số lượng khách hàng mua sắm ở doanh nghiệp B2C, và số đơn hàng hoàn thành từ các kênh tiếp thị trực tuyến ở doanh nghiệp B2B.

Các kênh chính được sử dụng:

  • Trang web
  • Tiếp thị nội dung
  • Tiếp thị qua email (thường được áp dụng trong doanh nghiệp B2B)
  • Chiến lược remarketing trên Google và mạng xã hội

Đọc thêm: PR Marketing là gì? Một số chiến dịch PR ấn tượng nhất Việt Nam

Ví dụ mô hình AIDA thành công

Để hiểu rõ hơn về kết quả khi triển khai mô hình AIDA, vui lòng xem xét những thành công mà ba doanh nghiệp dưới đây đã đạt được.

Netflix

Attention

Netflix bắt đầu tiếp cận người dùng và thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức quảng cáo phổ biến nhằm tăng cường sự nhận thức về sản phẩm. Các dạng quảng cáo mà doanh nghiệp áp dụng bao gồm quảng cáo trên YouTube và quảng cáo hiển thị trên Google Adwords.

Interest

Doanh nghiệp tiếp tục kích thích sự quan tâm của khách hàng mục tiêu bằng cách giới thiệu chương trình dùng thử một tháng hoàn toàn miễn phí, cho phép khách hàng trải nghiệm và đánh giá tự do về các tính năng, sự liền mạch, và chất lượng trình chiếu trên nền tảng Netflix.

Desire

Sau khi khách hàng đã bắt đầu thưởng thức trải nghiệm này, Netflix tiếp tục kích thích nhu cầu đăng ký các gói dịch vụ để tiếp tục sử dụng với những tính năng bổ sung như:

  • Các sản phẩm độc quyền do Netflix sản xuất
  • Chất lượng trình chiếu cao cấp và sắc nét
  • Khả năng xem đồng thời trên nhiều thiết bị
  • Truy cập đồng thời với nhiều hồ sơ trong một tài khoản
  • Tính năng tải xuống nội dung
  • Tùy chọn chặn quảng cáo
  • Trải nghiệm cá nhân hóa với đề xuất phim, thể loại yêu thích, v.v.
  • Và nhiều tính năng mở rộng khác.

Action

Sự hứng thú từ trải nghiệm đã tạo ra mong muốn sử dụng các dịch vụ của Netflix thông qua các gói trả phí. Netflix cũng đáp ứng nhu cầu đa dạng của đối tượng người dùng bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn về các gói dịch vụ khác nhau, giúp khách hàng tùy chọn theo đúng nhu cầu cá nhân của họ

Netflix is ​​an example of the AIDA model.

Coca Cola

Thành công của Coca Cola và các sản phẩm của họ được định rõ thông qua việc tập trung vào thành phần chính của đồ uống trong mỗi chiến lược quảng cáo. Đặc biệt, đối với các sản phẩm mới như Diet Coke và Coke Zero, với thành phần không đường và không calo.

Coca Cola cũng đầu tư một lượng lớn ngân sách vào quảng cáo, bao gồm các chiến dịch ambient marketing, nhằm tạo ra sự nhận biết rộng rãi cho các sản phẩm của mình.

Cách họ truyền tải thông điệp thú vị về hương vị tuyệt vời của Coke Zero, đồng thời không gây tăng cân, giữ vóc dáng, đã thu hút một lượng lớn khách hàng.

Nhờ đó, thương hiệu đã tạo ra mong muốn và nhu cầu trong việc làm hài lòng người tiêu dùng (truyền tải giá trị của sản phẩm đến những đối tượng quan tâm đến giảm cân).

Diet coke, hay CocaCola Zero là ví dụ cho mô hình AIDA thành công.
Diet coke, hay CocaCola Zero là ví dụ cho mô hình AIDA thành công.


Sau đó, sản phẩm được phân phối rộng rãi tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa, máy đồ uống tự động, rạp chiếu phim, vv, tạo điều kiện cho mọi người dễ dàng tìm kiếm.

Điều này dẫn đến việc doanh số bán hàng không ngừng tăng lên, đặt Coca Cola ở vị trí đầu ngành đồ uống có ga trên toàn thế giới.

Francesco Group

Dưới đây là một ví dụ khác về sự thành công từ một tập đoàn chuyên về làm tóc khi triển khai mô hình AIDA cho việc mở rộng salon mới:

  • Attention: Tổ chức chiến dịch PR và quảng cáo về các giải thưởng và thành tích, kết hợp với chiến lược tiếp thị trực tiếp đến khách hàng tiềm năng trong vòng 4 tháng trước ngày khai trương.
  • Interest: Thực hiện các sự kiện tư vấn, cắt tóc miễn phí để tạo sự quan tâm và thử nghiệm dịch vụ với đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Desire: Tổ chức sự kiện ra mắt độc quyền trước ngày khai trương thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội để tạo ra sự mong đợi và kích thích mong muốn của đối tượng mục tiêu.
  • Action: Sử dụng lời kêu gọi hành động để đặt chỗ thông qua kênh Facebook và trang web, tạo thuận tiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ làm tóc và khuyến khích họ sử dụng các chương trình ưu đãi, giảm giá, và nhiều hơn nữa tại salon.

Kết

Mô hình kinh điển AIDA đã đem lại nhiều thành công thiết thực cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thực tế. Thông qua những thông tin này, hy vọng bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về AIDA, cũng như các phương pháp cụ thể để áp dụng mô hình này và đạt được những kết quả tích cực.

Tham khảo thêm: https://hegka.com/articles/mo-hinh-aida-la-gi-vi-du-cua-aida-trong-marketing

DUNG

Booking.com
Klook.com
Booking.com