Perspective là gì ? Tổng quan perspective trong nhiếp ảnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Perspective là gì?

Perspective là gì? Liệu từ này có bao nhiêu lớp nghĩa mà ta không biết ? Perspective trong nhiếp ảnh là gì ? Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Bạn có biết perspective là gì hay không ?

Perspective là gì ? Căn cứ theo từ điển quốc tế, ta có hiểu “Perspective” thành 2 nghĩa lớn. Thứ nhất đó là quan điểm, lối suy nghĩ. Ngoài ra, “Perspective” còn được hiểu là nhân tố trong nghệ thuật nhiếp ảnh.

Để nắm bắt hết được ý nghĩa của Perspective là gì trong nghệ thuật thì khó lòng mà giải thích tường tận được. Tuy nhiên để đơn giản hóa thuật ngữ này ta có thể nói rằng, Perspective là nhân tố quan trọng để góp phần tạo nên bức ảnh đẹp, có chiều sâu và thể hiện được tính nghệ thuật của bức ảnh.

Nói đến các yếu tố ảnh hưởng tính nghệ thuật của bức tranh, đó là nhắc đến phối cảnh hay luật xa gần. Phối cảnh hay perspective là kỹ thuật giúp bạn truyền tải thực tế 3 chiều của vật thể lên bề mặt hai bằng cách làm các thành phần của đối tượng hiện lên trước mắt người xem. Trong lịch sử, kỹ thuật mang tên Perspective ra đời lần đầu tiên vào năm 1415. Nói cách khác, Perspective là tái hiện vật thể bằng góc nhìn của người vẽ một cách chính xác nhất.

2. Có những loại perspective nào?  

Để tạo cho bức ảnh của bạn có thêm chiều sâu và độ chân thực, sau khi nằm lòng về khái niệm phối cảnh (perspective là gì), bạn cần một vài hiểu biết sau đây về các loại phố cảnh phổ biến trong nhiếp ảnh.

2.1. Phối cảnh 1 điểm tụ perspective là gì

1 điểm tụ perspective

Được đánh giá là loại perspective tương đối dễ. Kỹ thuật này có tác dụng giúp chobức ảnh đặt vật thể ở giữa hai đường thẳng song song. Dẫn chứng cụ thể nhất cho perspective này là khi bạn chụp ảnh mọt phần ở giữa 2 đường thẳng song song. Kết quả của ảnh hiển thị là ta sẽ được một vật đứng giữa 2 đường thẳng cắt nhau tại đường chân trời.

perspective 2 điểm cân bằng
perspective 2 điểm cân bằng

Điểm kì diệu của perspective là ở đó. Trong thực tế, hai đường thẳng song song sẽ không bao giờ cắt nhau. Nhưng khi bạn ứng dụng nghệ thuật phối cảnh, vị trí cầm máy sẽ quyết định được bức ảnh của bạn có “phản khoa học” hoặc “phi thực tế” hay không.

2.2. Perspective 2 điểm tụ là gì ?

Từ phối cảnh có 1 điểm tụ, ta có thể dễ dàng đưa nó về phối cảnh 2 điểm tụ bằng cách check góc nhìn lên hoặc nhìn xuống. Thay vì điểm tụ được tạo từ giao nhau giữa hai đường thẳng phía trên và phía dưới và gặp nhau tại đường chân trời thì đối với phối cảnh này, điểm tụ sẽ nằm bên phải khung hình.

Perspective 2 điểm tụ
Perspective 2 điểm tụ

Các thao tác chụp ảnh 2 điểm tụ cũng tương đông với 1 điểm tụ nhưng tác giả sẽ chếch góc máy lại để tạo ra một điểm tụ khác. Điểm tụ này nằm trên đường giao nhau, giữa đường thẳng bên trái và đường thẳng bên phải và sẽ nằm ở phía trên khung hình.

2.3. Phối cảnh 3 điểm tụ

Perspective 3 điểm
Perspective 3 điểm

Đây là loại Perspective cuối cùng đồng thời thuộc loại phức tạp nhất. Một loại ảnh hay được chụp khi sử dụng Perspective 3 điểm là các tòa nhà cao tầng. Với góc máy từ dưới hướng lên, các đường thẳng của các mặt phẳng của tòa nhà hội tụ với nhau tạo thành các điểm tụ khác nhau. 1 điểm tụ sẽ nằm ở phía trên của tòa nhà  và điểm còn lại sẽ nằm ở bên dưới.

MC Kiet

Booking.com
Klook.com
Booking.com