Những lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn mà ứng viên nên lưu ý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Để tránh gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng, tránh ngay những điều cấm kị trong phỏng vấn sau đây; mà có thể bạn chưa biết. Vậy nó là gì? Cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Để có thể tạo được sức hút với nhà tuyển dụng; ứng viên cần tìm ra các câu trả lời đầy ấn tượng thể hiện được tính cách của mình. Tuy nhiên, cá tính là tốt, những vẫn phải biết chừng mực và sử dụng đúng chỗ.

Hãy nói cho tôi biết về bản thân của bạn?

Trong câu hỏi này; ứng viên nên chia sẻ những thông tin cơ bản về bản thân (có thể là các nội dung chưa được đề cập trong CV)

Tuy nhiên, đừng nên sử dụng những câu trả lời khiến bạn mất đi cơ hội như là:

  • Tôi thừa năng lực để thực hiện công việc đó
  • Kỹ năng của tôi còn quá tệ
  • Tôi lo lắng và quá hồi hộp cho công việc đó
  • Tôi chưa có kế hoặc gì cho tương lai…

Ngoài ra, bạn cũng không nên nói quá nhiều điều về bản thân; để chứng minh rằng bạn là người tự cao. Những cũng nên lưu ý; việc tự ti trong phỏng vấn sẽ làm bản thân chùn xuống…

Hãy nói cho tôi biết về bản thân của bạn?

Cách khắc phục những lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng sẽ rất khó tuyển dụng một ứng viên chưa tốt về cách định hướng cho các phản hồi cá nhân. Do đó, bạn không nên thể hiện sự tiêu cực và dùng nó cho việc tạo điểm nhấn. Nó được xem như một nước đi không không khéo. Cùng với đó, việc đó còn chính là nguyên nhân chính của sự cản trở tương tác giữa nhà tuyển dụng với bạn.

Không để câu trả lời vượt quá trọng tâm của cuộc phỏng vấn. Đây cũng là một trong những lỗi cần tránh mà ứng viên hay mắc phải. Do trên thực tế, nhà tuyển dụng chỉ cho đó là những thông tin thừa thải.

Bạn muốn thấy mình ở đâu sau 5 năm?

Với câu hỏi này, nhiều ứng viên đã “hồn nhiên” trả lời như: du lịch khắp thế giới, mua nhà, kinh doanh,… Hay tệ hơn nữa là cười trừ; do không biết nên trả lời câu hỏi này như thế nào.

Trong câu hỏi này; bạn cần phải cận trong cho câu trả lời của mình. Nếu không, dù cố tình hay vô tình; bạn cũng có thể bị xem là thiếu chuyên nghiệp

Cách khắc phục để tránh lỗi trong khi đi phỏng vấn

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn nghe được mục tiêu, kế hoạch của bạn. Đồng thời có thể họ cũng muốn biết, việc bạn có khả năng gắn bó lâu dài được với công ty hay không.

Do đó, việc bạn nên làm vạch ra một lộ trình sự nghiệp rõ ràng. Hay nếu chưa có quyết định chắc chắn; bạn có thể trả lời “Trong 5 năm tới, tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực”, hay “có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn…”. Đừng ngần ngại và cho nhà tuyển dụng biết; bạn muốn mình là ai.

Tại sao công ty nên chọn bạn?

Đối với câu hỏi này, nhiều ứng sẽ nói về bản thân rất nhiều. Tuy nhiên; điều đó có thể sẽ thể hiện bạn là người quá tự tin về bản thân.

Đặc biệt, lỗi mà các ứng viên hay mắc phải nhưng lại được đánh giá là một điều cấm kị và cần tránh. Đó là việc nói về những điểm chưa tốt của các ứng vên khác. Hay là việc, ứng viên sẽ bộc lộ sự thất vọng thay vì thể hiện sự mong muốn vị trí đó. Và tâm sự với nhà tuyển dụng về việc sẽ có thể xảy ra nếu họ không được nhận vào vị trí đó…

Cách gây ấn tượng và khắc phụ cho lỗi cần tránh khi phỏng vấn

Với trường hợp này; bạn nên chú tâm vào việc thể hiện ở bản thân nhiều hơn. Có thể bắt đầu từ những điểm mạnh; nhưng đừng quá phô trương bản thân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể; thể hiện rằng vị trí công việc đó sẽ là cơ hội để bạn phát triển hết khả năng của mình. Ở thời điểm này; bạn có thể chia sẽ những điểm còn hạn chế ở bản thân. Và trình bày cách khắc phụ nó; nếu bạn có được cơ hội làm việc ở công ty…

Không nên để những cảm xúc tiêu cực xuất hiện. Để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên tiềm năng; và khao khát trải nghiệm ở vị trí này.

Tại sao bạn ứng tuyển công việc này?

Nếu biết cách xử lí thông minh; thì kết quả phỏng vấn cho câu hỏi này dường như là tuyệt đối. Tuy nhiên, nhiều ứng viên lại tập trung đào sâu vào những vấn đề nhạy cảm trong công việc. Như việc: Nhiều ứng viên chỉ nói về mức lương hay các chế đề về quyền lợi của nhân viên. Vì vậy mà các ý kiến mâu thuẫn sẽ xảy ra. Do đó, hãy cẩn trọng những lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn này nhé!

Lưu ý:

  • Chúng ta không nên than vãn, kì kèo; hay deal lương như ở ngoài chợ. Hãy xử lí một cách khéo léo, chuyên nghiệp và lịch sự.
  • Chúng ta không nên đòi hỏi quá nhiều về một “Công ty trong mơ”. Ví dụ như về môi trường làm việc tốt, sếp quan tâm , có lộ trình thăng tiến cho nhân viên…

Xem thêm bài viết: Cách giới thiệu bản thân ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay trong phỏng vấn

Giải pháp cho lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn

Hãy trở thành một ứng viên ứng xử khéo léo. Bạn biết các đề xuất với mức lương phù hợp với năng lực của mình. Để không bị trở thành một trò cười của nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những câu trả lời khôn khéo. Như là cam kết với nhà tuyển dụng cho việc; đánh giá dựa trên năng lựa của bản thân. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực của bạn thông qua thành tích; hay thành tựu mà bạn đã đạt được.

Đừng than vãn và học cách chấp nhận. Những trãi nghiệm mới chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều bài học thú vị hơn!

Giải pháp cho lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã điểm qua “Những lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn mà ứng viên nên lưu ý“. Hy vọng cùng với những thông tin hữu ích trên, cùng với sự chuẩn bị và luyện tập của bạn; sẽ giúp bạn chinh phục được những thử thách mà nhà tuyển dụng đặt ra nhé!!!

Chúc bạn sớm thành công.

MC Chung

Booking.com
Klook.com
Booking.com