Merchandise Là Gì? “Tất Tần Tật” Về Công Việc Merchandise.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Trong các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc, Merchandiser là một vị trí quan trọng, đóng vai trò kết nối giữa nhà sản xuất và khách hàng. Vậy, Merchandiser là gì? Công việc của Merchandiser diễn ra như thế nào? Và tiềm năng phát triển của ngành nghề này trong tương lai ra sao?

Trong bài viết này, Monday Career sẽ cũng cấp cho bạn những thông tin chi tiết về Merchandise Là Gì và “Tất Tần Tật” Về Công Việc Merchandise Bạn Nên Biết.

Merchandise là gì?

Merchandise là một thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là buôn bán, cụ thể là hỗ trợ cho việc bán lẻ. Công việc Merchandise bao gồm các sản phẩm cá nhân hoặc thương mại, quảng bá được bán cho các các doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn. Các sản phẩm Merchandise có thể bao gồm quần áo, lịch, huy hiệu, đĩa nhạc, quà lưu niệm…

Các sản phẩm Merchandise
Các sản phẩm Merchandise

Trong lĩnh vực may mặc, Merchandiser là người chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi đơn hàng, từ khâu nguyên liệu đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Dù không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, nhưng Merchandiser đóng vai trò cốt yếu trong việc vận hành hàng hóa trước khi chúng đến tay người tiêu dùng. Họ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, đảm bảo sản phẩm được sản xuất và giao hàng đúng tiến độ, chất lượng.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp may mặc đang phát triển mạnh mẽ, vai trò của Merchandiser càng được xem trọng hơn bao giờ hết. Đây là một ngành nghề rất hứa hẹn trong thời điểm hiện tại và cả tương lai.

Merchandiser đóng vai trò cốt yếu trong việc vận hành hàng hóa
Merchandiser đóng vai trò cốt yếu trong việc vận hành hàng hóa

Merchandise có vài trò gì trong sản xuất

Sau khi tìm hiểu sơ lược về khái niệm merchandise, chúng ta hãy cùng nhau khám phá vai trò của Merchandiser trong sản xuất.

Một sản phẩm ra đời yêu cầu phải trải qua nhiều quy trình và công đoạn sản xuất. Để quy trình ấy diễn ra thành công, công ty cần bộ phận Merchandiser đảm bảo giám sát nguyên liệu từ lúc nhập hàng đến khi thành phẩm.

Cụ thể, Merchandiser đóng vai trò như một kiến trúc sư, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, tính toán logic và đề ra kế hoạch sản xuất tối ưu nhất. Không chỉ vậy, Merchandiser còn là người hạn chế những rủi ro và sai sót trong từng công đoạn sản xuất.

Các loại Merchandise

Merchandise được phân thành nhiều nhánh nhỏ có những đặc thù và yêu cầu riêng. Cụ thể như sau:

1. Merchandise quản lý đơn hàng FOB

Merchandiser FOB là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các đơn hàng xuất khẩu, từ khâu tiếp nhận đơn hàng đến khi sản phẩm đến tay khách hàng. Họ là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng quốc tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng đúng như cam kết.

Merchandiser FOB là một vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Họ phải đảm bảo được mọi công doạn sản xuất và kết quả phải đúng thời hạn so với mục tiêu đã đề ra.

2. Merchandise quản lý đơn hàng CMT

Merchandise CMT sẽ có nhiệm vụ điều hành và giám sát các đơn hàng gia công. Họ sẽ liên hệ, trao đổi và thống nhất với các cơ sở sản xuất hoặc xưởng gia công về sản phẩm và thời gian hoàn tất.

3. Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Ở vị trí này, Merchandise có nhiệm vụ kiểm soát đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa sẽ bảo đảm các đơn hàng được hoạt động đúng trình tự. Khối lượng công việc của merchandise trong mảng này sẽ giảm, nhưng sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc hoàn thành các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và chính xác.

4. Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Vị trí Merchandiser tổng hợp là một vị trí yêu cầu nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Có thể nói nhân viên ở vị trí này là một Merchandiser toàn diện, có nhiệm vụ chính với tất cả các đơn hàng của từng khâu sản xuất (FOB, CMT và đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa).

Ở vị trí này, các Merchandiser cần có tư duy nhạy bén và khả năng quản lý rủi ro tốt để có thể dễ dàng phối hợp và quản lý công việc của các bộ phận khác nhau.

Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp
Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Công việc của Merchandiser diễn ra như thế nào?

Merchandiser là một vị trí đa dạng với nhiều phân nhánh khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh số và cung ứng hàng hóa ra thị trường. Vậy công việc cụ thể của Merchandiser là gì?

Cụ thể, Merchandiser sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Tiếp nhận và chuẩn bị đơn hàng: Merchandiser sẽ tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng, đảm bảo đơn hàng được chuẩn bị đầy đủ và đúng thời hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Lập kế hoạch và triển khai chiến lược bán hàng: Merchandiser sẽ lập kế hoạch và triển khai chiến lược bán hàng, nhằm tối ưu hóa phương thức phân phối sản phẩm ra thị trường.
  • Phân tích và đánh giá thị trường: Merchandiser sẽ phân tích và đánh giá thị trường, nhằm nắm bắt xu hướng và nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chiến lược bán hàng phù hợp.
  • Làm việc với các bên liên quan: Merchandiser sẽ làm việc với các bên liên quan, bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối,… để đảm bảo quá trình cung ứng hàng hóa diễn ra thuận lợi.
  • Theo dõi và cập nhật tình hình tài chính: Merchandiser sẽ theo dõi và cập nhật tình hình tài chính liên quan đến hoạt động bán hàng, nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác: Merchandiser sẽ xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng và đối tác, nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Merchandiser cần có những kỹ năng và tố chất gì?

Để trở thành Merchandiser giỏi, bạn cần phải có những kỹ năng và tố chất sau:

1. Kỹ năng phân tích và tính toán

Trong quá trình làm việc phải cập nhật tình trangh hàng hóa thường xuyên nên Merchandiser cần phải có kỹ năng phân tích và tính toán tốt. Kỹ năng này sẽ giúp Merchandiser thực hiện công việc trơn tru hơn, dễ dàng kiểm soát hàng hóa.

2. Kỹ năng mềm

Quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp phải thật tốt đối với một Merchandiser. Công việc hàng ngày của Merchandiser là cần phải tiếp xúc với nhiều đối tác khác nhau. Sở hữu khả năng trao đổi thông tin rành mạch, chuẩn xác sẽ giúp cho Merchandiser đẩy nhanh tiền độ làm việc.

Bên cạnh đó, các Merchandiser cũng phải trao đổi công việc với đối tác thông qua email. Vì thế, khả năng viết tốt cũng sẽ giúp những thông tin trao đổi có cấu trúc và dễ hiểu hơn.

Đọc thêm: HRM là gì? Làm HRM có phải “dâu trăm họ” như bạn nghĩ?

3. Kỹ năng tổ chức và quản lý công việc

Một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với công việc Merchandiser là kỹ năng tổ chức và quản lý công việc. Kỹ năng này sẽ giúp Merchandiser rà soát hàng hóa và chuẩn bị cho công đoạn sản xuất một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

4. Chịu được áp lực

Với sự biến động nhanh chóng và không ngừng thay đổi của thị trường, các Merchandiser sẽ có rất ít thời gian đề đáp ứng đúng thời hạn. Công việc Merchandiser yêu cầu phải luôn nỗ lực mỗi ngày, việc chịu được áp lực cao sẽ là yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của Merchandiser.

Chịu được áp lực cao sẽ là yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của Merchandiser.
Chịu được áp lực cao sẽ là yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của Merchandiser.

5. Kỹ tính, cẩn thận mọi tiểu tiết

Merchandiser phải là một người cực kì tỉ mỉ và cẩn trọng đến mọi tiểu tiết. Họ phải năm bắt được nhu cầu của thị trường và xu hướng mua hàng của khách hàng.

Việc am hiểu và lường trước được những tiểu tiết sẽ giúp các Merchandiser đề ra sự lựa chọn cuối cùng về chương trình xúc tiến và nơi phân phối của sản phẩm. Những phương diện này phối hợp lại sẽ giúp đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Việc làm phù hợp


Cơ hội việc làm của Merchandiser là rất lớn, đặc biệt là trong các ngành bán lẻ, sản xuất và dịch vụ. Merchandiser đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa được trưng bày và bán ra một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Với sự phát triển của ngành bán lẻ và thương mại điện tử, nhu cầu tuyển dụng Merchandiser ngày càng tăng cao. Merchandiser có cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao.

1. Garment Merchandiser

Nhiệm vụ của Garment Merchandiser cần phải tiếp xúc với khách hàng và các cơ sở sản xuất. Vị trí này yêu cầu sự diễn đạt thông tin mạch lạc, thấu hiểu các vấn đề mà các đối tác hay cơ sở sản xuất gặp phải. Từ đó, đưa ra hướng quyết tốt nhất.

2. Merchandising Executive – B’s Mart

Nhân viên Merchandising Executive – B’s Mart sẽ triển khai kế hoạch kinh doanh, chiến lược sản phẩm và duy trì các mối quan hệ đối tác. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ việc phát triển và tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm phù hợp với ngân sách.

3. Nhân viên Merchandise

Merchandiser là người theo dõi sát sao doanh số và hàng hóa của công ty. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng nắm bắt tổng quan và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo về hoạt động sản xuất và nhu cầu từ khách hàng, đối tác.

Đọc thêm: HSE là gì ? Những kiến thức xung quanh nghề HSE

Kết

Nếu bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi ngành Merchandise, hãy nắm bắt cơ hội của mình nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Nguồn tham khảo: https://hegka.com/articles/merchandise-la-gi

mondayauthor

Booking.com
Klook.com
Booking.com