HRM là gì? Làm HRM có phải “dâu trăm họ” như bạn nghĩ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Nhiều người đã biết HRM thuộc về Nhân Sự nhưng chưa hiểu hết tính chất của nghề này. Vậy HRM là gì? Làm HRM cần tố chất nào?

HRM là gì?

Bản chất Quản Trị Nguồn Nhân Lực – HRM là gì? là câu hỏi thường xuyên đặt ra đối với lĩnh vực Nhân Sự nói riêng, và với doanh nghiệp nói chung? Vai trò và tầm quan trọng của HRM là gì để giúp ích cho sự phát triển của tổ chức?

HRM là gì?
HRM là gì?

1. Định nghĩa HRM là gì?

HRM là gì

HRM là Human Resource Management, tiếng Việt là Quản Trị Nguồn Nhân lực, là cụm từ đầy đủ để giải thích cho khái niệm HRM là gì. Có rất nhiều định nghĩa về HRM từ nhiều góc độ, nhưng nhìn chung đây thuộc về lĩnh vực Nhân Sự trong một doanh nghiệp.

2. Những yếu tố có trong HRM

Những yếu tố có trong HRM

Quản trị nguồn nhân lực – HRM là cầu nối giữa nhân viên và công ty. Các công việc phổ biến thường thấy khi làm HRM như: Thu hút nguồn ứng viên, kết nối giúp nhân viên hòa nhập, huấn luyện nâng cao kĩ năng, đánh giá, mở ra cơ hội thăng tiến, đãi ngộ trọng dụng người tài,… Những hoạt động này nhằm đảm bảo lực lượng cốt yếu cho kế hoạch kinh doanh của công ty.

Đội ngũ quản trị nguồn nhân lực – HRM như “tiếng nói” đại diện cho nhân viên cũng như công ty. Nhờ họ mà doanh nghiệp và nhân viên hiểu nhau, từ đó gắn kết và làm việc ăn ý công việc thuận lợi hơn. Các hoạt động từ HRM tạo giúp nâng cao giá trị tinh thần và vật chất, thúc đẩy năng suất làm việc để tập thể cùng nhau đi lên. Ngoài ra HRM còn giúp tạo ra những giá trị nhân văn giúp ích cho cộng đồng xã hội.

HSE là gì ? Những kiến thức xung quanh nghề HSE

3. “Vị thế” của HRM với doanh nghiệp

Trong một tổ chức, quản trị nguồn nhân lực – HRM đóng vai trò đảm bảo “đời sống đi làm” của toàn bộ thành viên công ty. Đây là “trọng trách” khá lớn nên HRM được xem như cánh tay đắc lực của công ty. Chiến lược quản trị nhân sự sẽ kết hợp với chiến lược kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trên thị trường.

Con người luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Vì vậy quản trị nguồn nhân lực – HRM phải luôn sát cánh và liên tục cập nhật để duy trì và thúc đẩy tinh thần cho mọi người hoàn thành tót công việc.

Vai trò của quản trị nguồn nhân lực – HRM sẽ quan trọng hơn nữa khi tính cạnh tranh và trình độ của các thành viên trong doanh nghiệp ngày càng tăng cao. HRM sẽ phải rất “công tư phân minh” trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển và “giữ chân” nhân tài.

Mentor là gì? Làm sao để trở thành Mentor đạt “chuẩn”?

4. Làm HRM gồm những bước nào?

HRMS process

Giám đốc nhân sự và bộ phận sẽ cùng nhau lên kế hoạch và triển khai qui trình quản trị nguồn nhân lực – HRM gồm:

  • Khâu tuyển dụng nhân lực
  • Chọn ứng viên
  • Tổ chức hoạt động đào tạo và phát triển
  • Thường xuyên cải thiện tính hiệu quả trong công việc

Cụ thể hơn các công việc trong kế hoạch HRM – Quản trị nguồn nhân lực:

4.1 Giúp nhân viên yên tâm làm việc:

Một môi trường làm việc thân thiện, chế độ đãi ngộ tốt, có lộ trình xây dựng là phát triển cụ thể, phần thưởng khích lệ… Các yếu tố tạo động lực này giúp nhân viên có tinh thần thoải mái. Họ sẽ yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Nếu đến thời điểm nhân viên rời công ty mà vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp, nghĩa là kế hoạch quản trị nguồn nhân lực – HRM đang đi đúng hướng

4.2 Phương pháp đào tạo và phát triển

Những khóa học ngắn hạn, MBA,… trong và ngoài nước là một trong những hình thức đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên. Nhân Sự có thể áp dụng trong kế hoạch Quản trị nguồn nhân lực – HRM.

Critical thinking là gì? Kĩ năng nào cần cho critical thinking?

4.3 Kiểm tra năng lực trong quá trình làm

Việc tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá hiệu suất làm việc sẽ giúp HRM trong việc nhân định nhân viên một cách công bằng nhất. Từ đó Nhân Sự thực hiện quá trình thăng tiến và khen thưởng phù hợp, tăng/ giảm thu nhập, quyết định cho thôi việc,….

4.4 Duy trì mối quan hệ tích cực

Đây là lí do vì sao HRM được gọi là “dâu trăm họ” trong một tổ chức. Người làm HRM sẽ làm nhiệm vụ dung hòa mối quan hệ. Đồng thời Nhân Sự còn là “quân sư” cho các bên để đảm bảo kết quả công việc chung theo đúng mạch đề ra.

4.5 Lộ trình thăng tiến

Nguồn động lực lớn nhất với nhân viên công ty chính là lộ trình thăng tiến cụ thể. Họ biết sẽ phải cố gắng bao nhiêu trong thời gian bao lâu là có thể đạt được vị trí mong muốn. HRM làm được điều này sẽ tạo niềm tin cho nhân viên, đồng thời có được năng suất làm việc tối đa từ họ. Không ai muốn cống hiến rất nhiều nhưng chẳng nhận lại kết quả gì.

4.6 Kế hoạch Nhân Sự – bước quan trọng không thể thiếu trong Quản trị nguồn nhân lực – HRM

Bước này trong HRM – Quản trị nguồn nhân lực cũng quan trọng không kém so với việc duy trì quan hệ tốt với thành viên công ty. Có kế hoạch nhân sự cụ thể vừa giúp công ty tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Thêm vào đó là có nguồn nhân lực phù với từng vị trí theo nhu cầu đưa ra. Ngoài ra kế hoạch nhân sự còn giúp HRM biết được cần đào tạo gì cho nhân viên và đãi ngộ thế nào là hợp lý. Kế hoạch nhân sự “trùng khớp” với kế hoạch kinh doanh giúp đem lại nhiều lợi ích trên thương trường cho doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp với phần mềm HRM

Doanh nghiệp với phần mềm HRM
Doanh nghiệp với phần mềm HRM

Với tốc độ phát triển công nghệ ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm HRM để giúp quản lý nhân sự mình tốt hơn. Tính năng mà các phần mềm HRM này giúp cho Quản trị nguồn nhân lực gồm:

  • Hồ sơ thông tin cá nhân thành viên công ty
  • Phúc lợi: Phụ cấp, trợ cấp, làm ngoài giờ, BHYT, BHXH
  • Chấm công, tính lương
  • Tuyển dụng qua mạng.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com