Bạn Đã Bao Giờ Đánh Mất Niềm Tin Vào Cuộc Sống?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Niềm tin là ngọn lửa soi sáng con đường dẫn đến thành công, nhưng càng trưởng thành, đôi lúc chúng ta lại càng khó giữ vững ngọn lửa ấy, đặc biệt là khi đánh mất niềm tin vào cuộc sống.

Sự thật là, bạn không đánh mất niềm tin vì cuộc sống quá tệ, mà vì bạn đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào nó, kỳ vọng vào bản thân, nhưng lại không có can đảm chấp nhận hiện thực. Hãy theo dõi bài viết sau để tìm lại niềm tin trong cuộc sống nhé!

Vì đâu các bạn trẻ dễ đánh mất niềm tin vào cuộc sống?

Thành công là bước đệm để ta khẳng định năng lực, nhưng thất bại mới là thước đo bản lĩnh. Bởi chỉ khi đối mặt với khó khăn, thử thách, ta mới có thể hiểu rõ bản thân, học hỏi và trưởng thành.

Mỗi người đều sẽ trải qua những cuộc khủng hoảng nhất định trong đời. Đó có thể là khủng hoảng tuổi 18, tuổi 20, tuổi 30, hay hậu 40. Mỗi giai đoạn đều có những khó khăn riêng, khiến ta cảm thấy lạc lối, mất phương hướng.

Liệu bạn đã từng đánh mất niềm tin vào cuộc sống chỉ vì những sai lầm, vấp ngã? Bạn đã từng thiếu tự tin về bản thân vì những khuyết điểm ngoại hình, hay không thể theo đuổi ước mơ của mình?

Vì sao chúng ta mất niềm tin vào cuộc sống?
Vì sao chúng ta mất niềm tin vào cuộc sống?

Mỗi người sẽ có cách vượt qua khủng hoảng khác nhau. Có người chọn cách trốn tránh, có người chọn cách đối mặt, và cũng có người chọn cách chấp nhận. Cách vượt qua khủng hoảng sẽ quyết định kết cục của cuộc đời bạn.

Tin tưởng vào bản thân là chìa khóa để vượt qua mọi khó khăn. Khi bạn tin tưởng vào bản thân, bạn sẽ có động lực để cố gắng, vượt qua mọi thử thách. Và khi bạn thành công, những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng vào bạn.

Niềm tin là thứ rất khó để có được, nhưng cũng rất dễ để mất đi. Hãy trân trọng niềm tin của bản thân và những người xung quanh.

Đọc thêm: Cách quản lý thời gian hiệu quả cho bản thân

4 dấu hiệu bạn đang dần mất niềm tin vào cuộc sống

Bạn chú trọng vào “làm thế nào” hơn là “tại vì sao”

Khuyên người ta tận hưởng quá trình, đừng quan tâm đến kết quả nghe có vẻ ngược đời. Nhưng cũng có phần đúng, nếu như bạn học hỏi được nhiều điều hay ho từ quá trình đó.

Nhưng thử tưởng tượng, nếu sau một hành trình dài mà bạn chẳng gặt hái được gì, không có đích đến hay mục tiêu nào, bạn sẽ ra sao? Bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng, chán chường, mệt mỏi.

Lúc này, bạn sẽ chỉ chăm chăm tìm cách thoát khỏi tình trạng này. Bạn sẽ tự hỏi: “Làm gì tiếp đây? Làm thế nào để tiếp tục hành trình này? Làm thế nào để duy trì năng lượng như ban đầu?”. Hàng ngàn câu hỏi như thế sẽ quay vòng trong đầu bạn, khiến bạn dần mất niềm tin vào chính mình.

Mắc kẹt trong mớ rắc rối này, bạn sẽ quên mất một điều quan trọng: Tại sao bạn phải đi cuộc hành trình này? Mục tiêu và kết quả chính là thứ giúp bạn kiểm soát được quá trình, giúp bạn đi đúng hướng và tiến về phía trước.

“Tôi không đủ tốt”

Bạn không ngừng so sánh bản thân với người khác, so sánh cuộc đời của chính mình với dòng thời gian của người khác.

Sau những thất bại, bạn lại càng trở nên tự ti, mặc cảm với chính mình. Bạn tự hỏi: “Hay là mình chưa đủ nỗ lực? Sao cuộc đời mình xui xẻo như vậy? Mình đã làm gì sai mà mãi không đạt được kết quả mong muốn? Tại sao họ làm được còn mình thì không?”

Từng câu hỏi tự dằn vặt, ám ảnh như một tảng đá nặng trĩu trong lòng bạn. Khi tâm trí luôn dồn dập với muôn vàn câu hỏi “vì sao”, trong một khắc nào đó, cái tôi và lòng tự trọng của bạn cũng không chịu nổi mà sụp đổ. Đánh mất niềm tin vào cuộc sống cũng từ đó mà ra.

Đọc thêm: Gợi ý 9 cách nói lời cảm ơn chân thành nhất

Mất kết nối với mọi người xung quanh

Bạn thu mình lại trong thế giới riêng của mình, chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, tự ti và đầy tổn thương. Bạn ngại chia sẻ, vì sợ rằng chẳng ai hiểu được mình, thậm chí còn hoài nghi liệu có ai thực sự lắng nghe mình.

Mất kết nối với mọi người là một dấu hiệu bạn đang dần mất niềm tin vào cuộc sống.
Mất kết nối với mọi người là một dấu hiệu bạn đang dần mất niềm tin vào cuộc sống.

Dần dà, bạn cảm thấy mệt mỏi với việc duy trì các mối quan hệ xung quanh, và có xu hướng né tránh những cuộc trò chuyện hay vui chơi với người thân thiết. Bạn sợ rằng nếu để mọi người thấy được con người thật của mình, họ sẽ nghĩ bạn thật đáng thương.

Bỏ bê những sở thích, thói quen thường ngày

Khi mất niềm tin vào cuộc sống, bạn sẽ không còn cảm nhận được giá trị, ý nghĩa của những điều vốn dĩ mang lại niềm vui cho bạn.

Chẳng hạn như, khi muốn nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng, bạn thường tìm đến hội họa, vẽ lên một bức tranh đầy màu sắc. Nhưng giờ đây, bạn cảm thấy vẽ tranh thật phức tạp, phiền phức, chẳng mang lại giá trị gì cả. Bạn không còn tận hưởng khoảnh khắc của riêng mình mà bắt đầu lo lắng, sợ hãi: “Nếu bức tranh này không đẹp, liệu mọi người có chê cười mình không?”. Nỗi lo lắng vô hình này khiến bạn dần đánh mất cái nhìn lạc quan về cuộc sống.

Bạn có đang bỏ bê cả thứ mình thích?
Bạn có đang bỏ bê cả thứ mình thích?

Hành trình giúp tìm lại niềm tin vào cuộc sống

Be Yourself – Là chính mình!

Để gạt bỏ sự thiếu tự tin, tìm lại bản thân và niềm tin vào cuộc sống, điều đầu tiên bạn cần làm là tự xác định bản thân. Nghe thì dễ, nhưng thực tế lại vô cùng khó khăn.

Bạn có đang sống cho chính mình? Cuộc sống của bạn có đang theo đúng những gì bạn mong muốn? Hay bạn đang sống theo ý muốn của người khác? Bạn có sinh ra để làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh?

Khi bạn có thể trả lời rõ ràng những câu hỏi này, bạn đã sẵn sàng để tự tin là chính mình.

Đừng bao giờ để người khác thay bạn quyết định rằng bạn là con người như thế nào. Vì bạn là một cá thể độc lập, và bạn có quyền được là chính mình. Hãy tỏa sáng theo cách riêng của bạn, và đừng ngại thể hiện bản thân.

Hãy sống đúng với bản thân mình!
Hãy sống đúng với bản thân mình!

Xác định mục tiêu ngắn hạn

Sự thất bại có thể khiến bạn tự ti, nghi ngờ vào bản thân, và dần đánh mất niềm tin vào cuộc sống.

Vì vậy, đừng vội đặt ra những mục tiêu quá cao xa, quá to lớn. Hãy bắt đầu với những bước đi nhỏ, những thành tựu nhỏ, thiết thực và khả thi.

Điều này không có nghĩa là bạn đang trốn tránh thất bại. Ngược lại, đây là cách tốt nhất để bạn chinh phục những con đường xa.

Khi bạn đạt được những thành công nhỏ, bạn sẽ dần tự tin hơn vào bản thân. Bạn sẽ cảm thấy mình có thể làm được mọi thứ, và niềm tin vào cuộc sống sẽ được khôi phục.

Chân thành đối diện với bản thân

Hãy dành cho bản thân tình yêu vô bờ, như cách bạn yêu thương gia đình, cha mẹ, anh chị em, hay con cái của mình.

Hãy tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như những lời đàm tiếu, hay thậm chí là cảm giác ích kỷ, ghen tị với thành công của người khác. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn chìm đắm trong thất vọng và không thể tiến lên.

Hãy cho tiếng lòng của bạn được bộc lộ. Hãy nói với bản thân rằng, thay vì dành thời gian để than vãn về thất bại, hãy coi đó là động lực để bạn vượt qua và tiến xa hơn.

Để láy lại niềm tin, hãy chân thành đối diện với suy nghĩ tiêu cực của bạn.
Để láy lại niềm tin, hãy chân thành đối diện với suy nghĩ tiêu cực của bạn.

Đừng đổ lỗi cho bản thân vì bất kỳ thất bại hay lỗi lầm nào. Bạn xứng đáng được yêu thương, ngay cả khi bạn không hoàn hảo. Sự tự dằn vặt bản thân chỉ khiến bạn mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống.

Đọc thêm: Gợi ý những kênh Podcast truyền cảm hứng hay nhất hiện nay

Tìm kiếm và phát triển thế mạnh của bản thân

Đừng quên rằng, cho dù bạn là ai, bạn cũng được tạo ra với những đặc điểm riêng biệt, là những tài năng mà chỉ riêng bạn mới có. Điều quan trọng là bạn phải tự khám phá những điều đặc biệt ấy.

Hành trình tìm lại niềm tin vào chính mình sẽ bắt đầu từ sự hiểu biết. Hãy hiểu chính mình trước khi người khác có cơ hội hiểu bạn. Bởi chính bạn là người sẽ thể hiện những điểm mạnh của bản thân cho họ thấy.

Việc nắm bắt rõ những điểm mạnh của bản thân cũng sẽ giúp bạn không còn tự ti về khả năng của mình. Bạn biết rõ bạn có thể làm gì và có thể làm tốt tới đâu. Điều đó sẽ càng củng cố thêm niềm tin vào chính mình của bạn.

Hãy dành thời gian chữa lành bản thân mình

Hơn hết, mọi nỗ lực cũng sẽ trở nên vô ích nếu bạn không dành thời gian để tĩnh tâm, tìm về với chính mình. Hãy tin rằng: Thời gian sẽ chữa lành những vết thương, nhưng bằng một cách chủ động.

Hãy lựa chọn cho mình những thói quen lành mạnh, tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống. Hãy nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, bởi đó là nguồn năng lượng giúp bạn vượt qua mọi khó khăn.

Vì sau tất cả, điều duy nhất ở lại bên cạnh bạn là chính bạn. Hãy quan tâm tới cảm xúc của mình, học cách tự chữa lành những tổn thương trong tâm hồn. Hãy cởi mở để đón nhận những điều tốt đẹp, sẵn sàng gạt bỏ những thứ đang đè nặng trong lòng.

Niềm tin cuộc sống sẽ trở lại ngay khi bạn biết cách yêu lấy chính mình, trân trọng những gì mình đang có.

Đọc thêm: Một số mẹo để rèn luyện tính Kỷ luật bản thân khi làm việc

Đừng để nỗi sợ khiến bạn đánh mất niềm tin cuộc sống

“Chỉ có một lý do khiến giấc mơ không thể trở thành sự thực: đó là nỗi sợ thất bại.”

Nhà Giả Kim.

Hơn hết, mọi nỗ lực cũng sẽ trở nên vô ích nếu bạn không dành thời gian để tĩnh tâm, tìm về với chính mình. Hãy tin rằng: Con đường ngắn nhất dẫn tới thất bại chính là không hành động, điều này sẽ khiến bạn lãng phí thời gian.

“Chưa thử sao biết không thể”, hãy luôn tự nhủ cho mình điều này. Giữa hành trình cuộc đời, bạn sẽ phải trải qua vô vàn khó khăn, và cả những giây phút hạnh phúc, thành công. Mỗi lần vấp ngã chính là một kinh nghiệm đáng quý để chúng ta tiếp thu, rút ra bài học cho chặng đường dài kế tiếp.

Cũng đừng lo lắng sẽ có ai đó cười nhạo bạn. Mỗi chúng ta đều có cuộc đời của riêng mình. Sẽ chẳng ai mãi chú ý đến thất bại của người khác. Trừ khi họ quá lười biếng, không có mục tiêu gì để phấn đấu, vậy thì cũng chẳng đáng để chúng ta quan tâm. Hãy tin tưởng vào chính mình, ý kiến của người khác không phải là chân lý.

Lời kết

Mất niềm tin vào cuộc sống là một cảm giác tồi tệ, khiến con người trở nên u uất, chán nản, thậm chí là tuyệt vọng. Nó có thể đến từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như những biến cố đau thương trong cuộc sống, những thất bại liên tiếp, hay đơn giản là những áp lực từ cuộc sống hiện đại.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, niềm tin vào cuộc sống không phải là thứ gì đó sẵn có, mà cần phải được vun đắp, nuôi dưỡng qua thời gian. Khi chúng ta đối mặt với những khó khăn, thất bại, hãy cố gắng giữ vững niềm tin vào bản thân và vào cuộc sống. Hãy tin rằng, sau cơn mưa trời lại sáng, và mọi chuyện rồi sẽ qua. Hãy nhớ rằng, bạn không đơn độc. Có rất nhiều người cũng đã từng trải qua cảm giác mất niềm tin vào cuộc sống và họ đã vượt qua được. Hãy tin rằng, bạn cũng sẽ làm được.

Tham khảo: https://hegka.com/articles

mondayauthor

Booking.com
Klook.com
Booking.com