Bác sĩ nội trú là gì ? Điều kiện để trở thành bác sĩ nội trú

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Bác sĩ nội trú là gì ? Điều kiện để trở thành bác sĩ nội trú

Trong ngành Y, bác sĩ nội trú là một thuật ngữ quen thuộc, chỉ những người đã tốt nghiệp đại học y khoa và đang trong quá trình đào tạo chuyên khoa sâu. Vậy bác sĩ nội trú là gì? Mức lương ra sao? Cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo sau đại học dành cho sinh viên Y khoa đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Đây là giai đoạn quan trọng giúp các bác sĩ trẻ tích lũy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể trở thành những bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao, phục vụ tốt cho người bệnh.

Thời gian đào tạo tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo. Đối với hệ đại học, thời gian đào tạo là 3 năm; đối với hệ cao học, thời gian đào tạo là 2 năm.

Bác sĩ nội trú
Bác sĩ nội trú – Nguồn: freepik.com

Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Điều kiện và mức lương

Điều kiện để trở thành bác sĩ nội trú

Để trở thành một bác sĩ nội trú, sinh viên cần đáp ứng những điều kiện khắt khe, bao gồm:

  • Tốt nghiệp đại học ngành Y khoa chính quy với bằng khá trở lên, không có môn nào phải thi lại.
  • Độ tuổi dưới 27.
  • Điểm tổng kết các môn thi nội trú phải từ 7.0 trở lên.
  • Chưa từng bị kỷ luật, có đạo đức tốt.
  • Có đầy đủ giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp tương ứng với năm thi.

Những điều kiện này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo bác sĩ nội trú, giúp các bác sĩ tương lai có đủ kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để phục vụ người bệnh.

Kỳ thi bác sĩ nội trú

Kỳ thi tuyển sinh được tổ chức hàng năm bởi Bộ Y tế. Kỳ thi gồm 4 bài thi:

  • Bài thi chuyên ngành: Kiểm tra kiến thức chuyên môn của thí sinh về các chuyên ngành y khoa.
  • Bài thi môn cơ sở: Kiểm tra kiến thức cơ sở của thí sinh về các môn học như sinh học, hóa học, vật lý,…
  • Bài thi ngoại ngữ: Kiểm tra trình độ ngoại ngữ của thí sinh.
  • Bài thi kỹ năng lâm sàng: Kiểm tra kỹ năng lâm sàng của thí sinh.

Chuyên ngành của bác sĩ nội trú

Khi theo học, bạn có thể lựa chọn các chuyên ngành sau để đi xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Các chuyên ngành hệ ngoại khoa bao gồm: 

  • Ngoại khoa
  • Răng hàm mặt
  • Phụ sản
  • Gây mê hồi sức
  • Tai mũi họng
  • Nhãn khoa
  • Phẫu thuật tạo hình
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Ung thư

Các chuyên ngành hệ nội khoa bao gồm: 

  • Huyết học – Truyền máu
  • Hồi sức cấp cứu
  • Nhi khoa
  • Tim mạch
  • Thần kinh
  • Lao phổi
  • Truyền nhiễm
  • Da liễu
  • Y học cổ truyền
  • Y học hạt nhân
  • Tâm thần
  • Phục hồi chức năng
  • Nội khoa

Các chuyên ngành thuộc y học cơ sở và dự phòng bao gồm:

  • Vi sinh
  • Mô phôi
  • Ký sinh trùng
  • Giải phẫu bệnh
  • Sinh lý học
  • Y học dự phòng
Kỳ thi bác sĩ nội trú
Kỳ thi bác sĩ nội trú – Nguồn: freepik.com

Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Điều kiện và mức lương

So sánh bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trúBác sĩ chuyên khoa
Còn về bác sĩ nội trú sẽ là những sinh viên y khoa 06 năm học đã tốt nghiệp đại học hoặc đại học. Sau đó, họ sẽ nộp đơn tham gia kỳ thi để tham gia vào đào tạo bác sĩ nội trú thêm 2 năm hoặc 3 năm.Về định nghĩa và thực tế, bác sĩ chuyên khoa là những sinh viên cử nhân y khoa đã tốt nghiệp, nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép hành nghề. Họ sẽ cần học thêm 18 tháng tại các cơ sở y tế và bệnh viện.

Nếu bạn cần biết thêm về bác sĩ chuyên khoa:

Bác sĩ chuyên khoa 1Bác sĩ chuyên khoa 2
Bác sĩ chuyên khoa 1 có trình độ tương đương thạc sĩ, nhưng khác biệt ở chỗ họ có chuyên môn và thực hành sâu về lâm sàng trong một lĩnh vực cụ thể của ngành y. Do đó, bác sĩ chuyên khoa 1 có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và chuyên khoa định hướng. Họ có thể làm việc tại bệnh viện tư, bệnh viện công hoặc phòng khám tư nhân.Chuyên khoa 2 có trình độ tương đương tiến sĩ, cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1. Đặc điểm của bác sĩ chuyên khoa 2 là có tay nghề, chuyên môn cao hơn, do đó họ sẽ giữ vai trò chủ chốt tại cơ sở y tế.

Mức lương bác sĩ nội trú

Mức lương trung bình của bác sĩ nội trú ở Việt Nam là 2.287.000 đồng/tháng, theo khảo sát của Vietnamwork. Mức lương này có thể dao động từ 1.500.000 đồng/tháng đến 3.000.000 đồng/tháng, tùy khu vực.

Tuy nhiên, mức lương bác sĩ nội trú tuỳ thuộc bởi số năm kinh nghiệm:

Cấp bậcMức lương
Bác sĩ nội trú năm 11.500.000 – 2.000.000 đồng/tháng
Bác sĩ nội trú năm 22.000.000 – 2.500.000 đồng/tháng
Bác sĩ nội trú năm 32.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng

Các trường đào tạo bác sĩ nội trú

Tại Việt Nam, bạn có thể theo học chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú tại các trường đại học hàng đầu về lĩnh vực Y khoa như:

  • Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trường Đại học Y – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
  • Khoa Y – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Phan Châu Trinh
  • Trường Đại học Y Dược Huế
  • Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Lời kết

Bài viết trên đây là có tất cả các câu hỏi về bác sĩ nội trú. Mong bài viết sẽ có ích trong quá trình tìm hiểu của bạn.

Trích nguồn: https://hegka.com/articles/bac-si-noi-tru-la-gi

mondayauthor

Booking.com
Klook.com
Booking.com