OEM là gì? Các đặc điểm của hàng OEM?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Thuật ngữ OEM khá quen thuộc trong sản xuất công nghiệp và mua bán. Vậy nghĩa của OEM là gì? Các điều kiện để làm ra hàng OEM là gì?

OEM là gì

Khi kinh doanh một mặt hàng không thể không biết đến từ OEM. Ý nghĩa của hàng OEM là gì trong mua bán? Khác biệt giữa kinh doanh truyền thống và OEM là gì? Kiểu doanh nghiệp nào sẽ chú trọng hàng OEM?

1. Định nghĩa OEM là gì?

 OEM là gì
OEM là gì

Nhà sản xuất thiết bị gốc là nghĩa tiếng Việt của OEM. Từ đầy đủ của OEM trong tiếng Anh là Original Equipment Manufacturer.

Giải thích cho OEM là gì, khi một công ty nhận sản xuất sản phẩm theo số liệu có sẵn từ một công ty khác, đó là OEM. Thương hiệu của sản phẩm khi tung ra thị trường vẫn là tên của doanh nghiệp đặt gia công hàng hóa.

Outbound marketing là gì? Outbound marketing có còn hợp thời?

2. Tìm hiểu về hàng OEM

Tìm hiểu về hàng OEM

Hiểu về tính chất OEM là gì, vậy còn OEM là gì? Hàng OEM là sản phẩm từ công ty tự sản xuất mà không cần qua thêm bên trung gian nào.

Nói theo cách khác hàng OEM thuộc doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức “tự cung tự cấp”. Ưu điểm khi công ty kinh doanh hàng OEM là sự chủ động trong các khâu sản xuất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm chắc chắn hơn.

3. Tiêu chuẩn của hàng OEM là gì?

Tiêu chuẩn của hàng OEM là gì?

Nếu kinh doanh OEM theo dạng đối tác sản xuất, là bên đặt hàng – bên thi công, thì những tiêu chuẩn cần đảm bảo khi sản xuất OEM là gì?

Qui trình OEM sản xuất hàng hóa cần đáp ứng được:

  • Bên đặt hàng phải báo trước cho bên thi công và 2 bên phối hợp lên kế hoạch sản xuất cụ thể. Việc này khá quan trọng vì chỉ cần một chút sai sót sẽ rất dễ xảy ra tổn thất hàng loại chứ không phải chỉ 1 sản phẩm.
  • Ngoài ra, bên đặt hàng không được tháo rời linh kiện sản phẩm từ bên thi công để bán lẻ. Chỉ được bán khi sản phẩm được để nguyên tổng thể thiết kế như bên thi công đã làm theo kế hoạch đã đặt.

Watermark là gì ? Việc dùng watermark mang lại lợi ích gì

4. Ai là “thành viên” hàng OEM?

Ai là "thành viên" hàng OEM

Để tạo ra một sản phẩm OEM hoàn chỉnh cần sự góp sức của 2 kiểu doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp cung ứng nguồn hàng (bên đặt hàng)
  • Doanh nghiệp gia công sản phẩm theo nguồn được cung ứng (bên thi công)

Trừ khi là hàng OEM như đã đề cập là thuộc công ty tự sản xuất. Còn lại các mặt hàng thông thường kinh doanh theo hình thức OEM nếu thiếu đi 1 trong 2 thành phần doanh nghiệp trên, sẽ không thể hoàn thiện được qui trình sản xuất ra sản phẩm OEM.

Vai trò của hai công ty này với sản xuất OEM là gì?

  • Bên cung ứng: Đưa ra nhiều ý tưởng, kế hoạch vừa đặc sắc vừa thực tế
  • Bên gia công: Đưa ra phương pháp thực hiện sản phẩm tối ưu và khả thi nhất, vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ theo yêu cầu của bên cung ứng.

5. Kinh doanh hàng OEM khác như thế nào với kinh doanh thông thường?

Người ta thường thắc mắc điểm khác biệt giữa kinh doanh truyền thống và kinh doanh theo hình thức OEM là gì? Bạn có thể mạnh dạn trả lời là ở khâu sản xuất.

Với cách thức OEM, bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức quản lí qui trình sản xuất. Sản phẩm OEM khi nhận lại vẫn đảm bảo được chất lượng nhất định. Hình thức OEM khá hữu dụng nhất là với các doanh nghiệp nhỏ, không có quá nhiều chi phí đầu tư cho thiết bị và đội ngũ sản xuất.

Một lợi thế nữa là kinh doanh OEM đem lại, đó là cùng một lúc có thể “xúc tiến” nhiều sáng kiến cũng như sản xuất nhiều mặt hàng, mà không mất nhiều thời gian chờ đợi. Khi đã chọn được đối tác đáng tin cậy cho quá trình sản xuất OEM, bên đặt hàng và bên thi công có thể học hỏi lẫn nhau những sáng kiến và công nghệ mới. Từ đó sản phẩm OEM thêm hoàn thiện và thu hút hơn.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com