Managing Director là gì? Tổng quan về một Managing Director.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Google, Apple, Facebook, Amazon Managing Directors

Managing Director là gì ? Trong một công ty, chắc hẳn ai cũng từng nghe qua các vị trí như CEO, COO và các trưởng phòng ban khác nhưng với Managing Director lại có nhiều điều còn xa lạ với vị trí này. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vị trí này thông qua bài viết dưới đây.

Managing Director là gì?

Managing Director là gì ? Manageing Director là một từ ghép bao gồm “manage” và “director” . Đây cũng là một danh từ phát triển từ động từ gốc là direct là chỉ đạo. Vậy nên khi manage và direct kết hợp với nhau trong trường hợp từ ghép là “Managing director”, nó càng nhấn mạnh thêm trách nhiệm quan trọng của cá nhân nắm giữ vị trí đó. Tóm lại thì managing director có thể hiểu là một giám đốc điều hành.

Google, Apple, Facebook, Amazon Managing Directors
Image via Pinterest

Một Managing director có vai trò quan trọng như vậy nhưng vẫn phải chịu dưới sự giám sát và làm theo lệnh của Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị sẽ đánh giá các kế hoạch và phương án mà một Managing Director đề ra và bỏ phiếu xem có thực hiện theo phương án đó hay không còn Managing Director sẽ là người thực hiện các quyết định đến từ Hội đồng Quản trị. Có thể thấy mối quan hệ này 2 bên hỗ trợ lẫn nhau và cả 2 cùng có mục đích chung là giúp cho doanh nghiệp phát triển. định cuối cùng đối với các dự án, định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Những đòi hỏi để trở thành Managing Director là gì ?

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội để thành một Managing Director là gì ? Với một vị trí cao như MD thì luôn được cho rằng có thể xuất phát từ vị trí thấp và rồi thăng tiến từng bước. Thực tế không phải như vậy. Một vị trí cao vẫn có thể tuyển một nhân viên hoàn toàn mới vào công ty nếu nhân viên ấy có đủ năng lực và kỹ năng.

Managing director đang làm việc

Một ứng viên tiềm năng cho vị trí MD thì ngoài một CV hoành tráng thì còn phải chứng minh được là một người có kỹ năng tốt về quản lý thương mại hoặc quản lý cấp cao, tốt nhất là trong một ngành liên quan đến lĩnh vực của công ty. Hơn thế nữa, Một Managing Director tương lai còn phải có kinh nghiệm hơn 10 năm về quản lý con người và doanh nghiệp. Bên cạnh đó các chứng chỉ, bằng cấp tốt nghiệp về trình độ trí tuệ tốt nhất trong một chuyên ngành quản lý hoặc trình độ chuyên môn là một điều không thể thiếu. 

Cũng như bao vị trí khác, Managing Director cũng phải tham gia phỏng vấn xin việc để nhận được công việc này. Ứng viên phải thể hiện thông qua các câu trả lời cho thấy rõ sự hiểu biết của mình, cùng với đó là kiến thức về quản lý tài chính cũng như nguyên tắc trong lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, một Managing Director còn phảo có kĩ năng giao thiệp tốt và các mối quan hệ xã hội/ chính trị tốt để giúp đỡ cho sự phát triển của một công ty.

Những trọng trách lớn lao của một Managing Director 

Lập kế hoạch phát triển dài hạn cho doanh nghiệp

Sứ mệnh to lớn của một Giám đốc điều hành là giúp cho công ty phát triển vững mạnh cùng với doanh thu cao. Để hoàn thành cho mục tiêu đó thì MD phải lập được một kế hoạch kinh doanh chiến lược để phát triển dài hạn nhằm thu được lợi nhuận khủng cho công ty. Các kế hoạch mà Managing Director đề ra phải thiết thực và bám sát vào các mục tiêu do công ty đề ra. Hơn thế, việc thực hiện kế hoạch phải nằm trong mức ngân sách mà Hội đòng quản trị đề ra. Sau khi kế hoạch được thông qua, MD có trách nhiệm thông báo với tất cả các bộ phận của công ty để mọi người hiểu được tầm nhìn và chiến lục phát triển của công ty.

Alibaba đàm phán đầu tư 3 tỷ USD vào công ty Grab ở Đông Nam Á

Kiểm tra và quản lý nguồn nhân lực của công ty

Trách nhiệm của Managing Director không chỉ đưa ra kế hoạch phát triển của công ty mà còn có trách nhiệm quản lý nhân lực của công ty. Bởi ai cũng biết rằng yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh. Các hoạt động về nhân sự hay tuyển dụng đều phải thông qua ý kiến của Giám đốc Điều hành thì mới có thể thực hiện được.

Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng quan trọng


Hình ảnh các giám đốc thay mặt công ty kí kết các hợp đồng, văn bản quan trọng không còn quá xa lạ trong mắt dư luận vì đã được tái hiện khá thực tế trong phim ảnh. Vì là một người có trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành doanh nghiệp, cho nên Managing Director đương nhiên sẽ là bộ mặt đại diện của cả một doanh nghiệp trước những vấn đề quan trọng liên quan đến định hướng phát triển hay vị trí của doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ.

Managing director hỗ trợ các nhân viên khác.

Trong các cuộc đàm phán và thương thảo, Giám đốc điều hành sẽ là gương mại đại diện cho công ty và đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng có lợi cho công ty nhất. Điều này không chỉ cho thấy tầm quan trọng của một Giám đốc điều hành mà còn là sự tôn trọng với phía đối tác trong việc để một người có quyền hạn cao nhất ngồi ngang hàng để nói chuyện với phía bên còn lại. 

MC Kiet

Booking.com
Klook.com
Booking.com