Hosting là gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Hosting là gì? Làm thế nào để lựa chọn hosting tốt nhất? Các thông tin hữu ích dành cho bạn về dịch vụ hosting chỉ có tại Mondaycareer.com

Hosting là gì - Mondaycareer.com

Hosting là gì?

Hosting đây là khoảng không gian lưu trữ của website, ứng dụng hay phần mềm. Thông qua việc chi nhỏ dung lượng của một Server web vật lý, giúp bạn có thể tạo nhiều website nhỏ khác nhau phục vụ nhu cầu đăng tải bài viết, hình ảnh và tập tin. 

Hosting là gì
Hosting là gì ?

Diễn giải dễ hiểu nhất khi bạn lựa chọn sử dụng dịch vụ hosting, khi khởi tạo hosting bạn sẽ phải đăng tải hệ điều hành, code website vào một chứa hay còn gọi là hosting để website có thể hoạt động (xuất bản).

Ngoài việc hiểu hosting là gì? Mondaycareer sẽ diễn giải cho bạn tất tần tật thông tin về Hosting ngay bên dưới bài viết này!

Hosting thành phần quan trọng nhất giúp website đạt top trong các công cụ tìm kiếm.

Khi lựa chọn dịch vụ hosting, các nhà cung cấp sẽ đứng ra đảm bảo cho hosting của bạn luôn hoạt động 24/7/365. Bên cạnh đó các nhà cung cấp hosting còn giúp bạn phòng tránh các rủi ro như nhiễm mã độc, virut, đồng thời backup ( đồng bộ dữ liệu) hình ảnh, văn bản, tập tin định kỳ.

Hosting hoạt động như thế nào?

Mọi dữ liệu của website trong quá trình hoạt động sẽ được gửi về hosting qua đó server con sẽ lưu trữ và phản hồi các yêu cầu của website hay người dùng.

Quá trình hoạt động của hosting trên thực tế bao gồm các tác động bên ngoài và của hệ thống.

Về phần của nhà cung cấp dịch vụ Hosting

Các nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ có sẵn các server vật lý tích hợp dịch vụ lưu trữ webserve. Tại đây họ sẽ cấu hình, phân mảnh hệ thống server vật lý thành các server ảo nhằm chia sẻ tài nguyên của server thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn.Những không gian lưu trữ nhỏ này được gọi là server ảo hay hosting.

Tùy theo nhà cung cấp sẽ có những gói cước cung cấp dịch vụ hosting riêng, các nhà cung cấp này sẽ dựa theo thông tin mà bạn đăng ký để cấu hình hosting cho bạn. Bên cạnh, việc chia sẻ tài nguyên của server, nhà cung cấp có thể dễ dàng điều chỉnh mở rộng hay rút gọn gói cước giúp bạn.

Về phía người đăng ký dịch vụ hosting

Người đăng ký dịch vụ hosting hay đi thuê hosting chỉ việc hoàn tất các thủ tục hosting, cung cấp gói cài đặt hệ điều hành, code website, hoặc nhờ nhà cung cấp dịch vụ cài đặt hosting theo yêu cầu. Thông qua internet người dùng có thể truy cập hosting ở bất cứ đâu chỉ cần nhập địa chỉ IP hay domain name đã được đăng ký trên trình duyệt.

Trong quá trình sử dụng dịch vụ, nếu có nhu cầu mở rộng hay nâng cấp gói hosting cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, người dùng chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp để nâng cấp hay hạ cấu hình hosting.

Tại sao cần phải mua hosting?

Hosting là vùng chứa dữ liệu của website, để website hoạt động thì cần phải có hosting hay serverweb.

Ngoài ra hosting còn được dùng để khỏi tạo các loại dịch vụ như mail, FTP, phần mềm, dữ kiẹu… Nếu không có hosting thì website của bạn không thể hoạt động được. Khi sở hữu một web hosting, điều này giúp cho mọi người có thể truy cập được vào website của bạn thông qua IP của hosting hoặc tên miền (domain).

Web hosting là gì?

Web Hosting là tên gọi khác của Hosting ý chỉ vùng chứa lưu trữ các dịch vụ website bao gồm: Tên Miền, Cloud VPS, Cloud Server, Máy Chủ…., thông qua những phần này giúp website hoạt động trên internet

Các tính năng của Web Hosting là gì?

1. Domain – Tên miền : là tên đại diện của website thay cho việc sử dụng IP public của website để truy cập. Nhờ vào DNS domain sẽ được phân giải thành địa chỉ IP.

2. Disk Page – Dung lượng lưu trữ : đây là thông số quan trọng của một hosting bạn nên biết. Disk Page thể hiện phân vùng bộ nhớ lưu trữ dữ liệu của Website, trong một vài trường hợp nếu bộ nhớ lưu trữ này bị đầy website sẽ không thể hoạt động và bị treo không thể truy cập cũng như thao tác. Nếu rơi vào trường hợp này bạn cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Hosting để được nâng cấp bộ nhớ phù hợp với nhu cầu.

Các tính năng của Web Hosting là gì?
Các tính năng của Web Hosting là gì?

3. Bandwith – Băng thông : băng thông Website đây là khái niệm về lưu lượng truyền dẫn của website.

Để dễ hình dung nhất: Ở trường hợp khi có người dùng truy cập trang web của bạn cần tải xuống mội nội dung, hình ảnh, phần mềm nào đó cần phải sử dụng băng thông này để download dữ liệu.

Và khi băng thông của bạn trong quá trình hoạt động đã đạt tới ngưỡng người dùng thì website của bạn sẽ gặp tình trạng treo đứng, không phản hồi, hoặc không thể tru cập được.

4. Bảo mật, sao lưu và phục hồi dữ liệu : đây là những cơ chế buộc phải có của một website hosting, bởi hàng ngày hàng giờ các cuộc tấn công mạng vẫn luôn diễn ra. Thông qua những thao tác này sẽ giúp website của bạn giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu và nhiễm các loại mã độc nguy hiểm.

Dung lượng của Web Hosting là gì?

Như đã nói ở trên Disk Page của web hosting là vùng chứa bộ nhớ dữ liệu của một website, nhờ vào đó bạn có thể upload hình ảnh, văn bản, phần mềm trên website.

Bạn cần phải tính toán mức độ dữ liệu trước khi thuê một hosting, định kỳ cần xóa dữ liệu không cần thiết hoặc nâng câp bộ nhớ hosting với nhà cung cấp dịch vụ hosing.

Băng thông của Web Hosting là gì?

Băng thông của web hosting là lưu lượng truyền dẫn của một website đơn vị tính Mbytes. Lưu lượng truyền dẫn này còn liên quan mật thiết đến việc truy cập bao gồm: khách ra vào website, khi bạn truy cập, tải xuống thông tin, truy xuất lệnh, nhập văn bản…

Các loại hosting phổ biến là gì?

Có 5 loại Hosting phổ biến năm 2020:

  • Dedicated hosting
  • Shared hosting
  • Cloud hosting
  • VPS hosting
  • WordPress hosting

Dedicated hosting là gì?

Dedicated hostingdịch vụ thuê máy chủ chuyên biệt hay thuê riêng một máy chủ vật lý, đối tượng sử dụng dịch vụ này thường là cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu lớn về tài nguyên server để chạy các dịch vụ game, FTP, mail hay website kinh doanh.

Khi lựa chọn hình thức này, nhà cung cấp sẽ đứng ra đảm bảo hiệu năng và tính ổn định của server, đường truyền, cơ sở vật chất để máy chủ vận hành và hỗ trợ 24/7 nếu hosting gặp phải sự cố. Bên cạnh đó cá nhân, doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng máy chủ riêng biệt này từ cài đặt, cấu hình, quản trị phần cứng, cơ sở dữ liệu, khởi tạo các dịch vụ và tối ưu hiệu năng hệ thống. Và đây không phải là dịch vụ hosting dành cho người mới bắt đầu sử dụng web hosting.

Shared hosting là gì?

Shared Hosting đây là dịch vụ đại diện cho dịch vụ hosting, tài nguyên của máy chủ Server sẽ được chia sẻ cho nhiều website khác. Mọi dữ liệu code website, Scoure code, database SQL, web platform và hệ điều hành của các website được phân tách với nhau nhưng chung một server vật lý. Có thể nhận định rằng Shared Hosting là một gói dịch vụ hosting phổ biến nhất trên thị trường bởi việc chia nhỏ server vật lý thành nhiều hosting nhỏ Reseller Hosting. Sử dụng dịch vụ này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí để sở hữu một website thế nhưng hiệu năng của website cũng kém nhất trong số các loại hosting lưu trữ.

Bởi việc sử dụng Shared Hosting đồng nghĩa bạn nhận được một phần nhỏ tài nguyên được chia sẽ theo gói dịch vụ của nhà cung cấp. Bạn sẽ bị giới hạn về băng thông, bộ nhớ, ram… Tuy nhiên đây là một lựa chọn tốt nhất khi bạn mới bắt đầu xây dựng một webiste hosting.

Cloud hosting là gì?

Cloud Hosting là một loại hình đại diện dịch vụ hosting áp dụng nền tảng điện toán đám mây. Khi sử dụng dịch vụ này cá nhân, doanh nghiệp sẽ đặt các thông tin website (Source code, hệ điều hành, tên miền) trong một vùng chứa cloud của nhà cung cấp. Về vận hành của hệ thống Cloud là một tập hợp cụm server chịu trách nhiệm đồng thời để xử lý tiến trình cho website. Nhờ vào công nghệ VPS hosting đem đến cơ hội mở cho cloud, vì tính linh động và khả năng gộp nhiều server vật lý để đem đến hiệu năng tốt nhất cho website, phần mềm.

Cloud hosting được xem là một giải pháp tốt nhất cho website trên thị trường. Bởi khả năng không hề có downtime, nhờ đó website sẽ luôn hoạt động liên tục giúp tăng thứ hạng SEO trên google. Bên cạnh đó mọi dữ liệu của bạn sẽ có mặt trên toàn bộ cluster server, khi website gặp sự cố thì một bản sao khác sẽ được tự động xuất bản để thay thế.

VPS hosting là gì?

VPS hosting viết tắt từ Virual Private Server đây là một giải pháp giữa 2 dịch vụ dedicated hosting và shared hosting. Tại đây server vật lý sẽ được ảo hóa nhằm việc chia sẻ nguồn tài nguyên. Nhờ vào điều này mà người thuê hosting vẫn có thể toàn quyền truy cập và cấu hình server web dễ dàng như dedicated hosting nhưng giá thuê sẽ ở mức giá thấp hơn.

WordPress hosting là gì?

WordPress Hosting là dịch vụ hosting được khởi tạo hệ điều hành mã nguồn mở wordpess. WordPress sẽ cung cấp tới người dùng mộ bộ công cụ quản lý website và thiết kế thông qua plugin. Đặc điểm khi sử dụng wordpress bạn có thể dễ dàng thiết kế website mà không cần phải code web. Và hơn hết mã nguồn WordPress có thể khởi tạo trên cả 4 loại hosting vừa kể ở phần trên. Do đây là mã nguồn mởi bạn có thể gặp các vấn đề về bảo mật, do các lỗ hổng trong các Plugin.

Sẽ có 2 loại WordPress Hosting thường được cung cấp:

  • Managed WordPress Hosting

Managed WordPress Hosting là dịch vụ cung cấp WordPress Hosting đến từ nhà cung cấp. Họ sẽ thay bạn quản lý hosting và xử lý sử cố nếu có. Họ sẽ đảm bảo trang web WordPress của bạn sẽ được tối ưu SEO offpage, Google. Khi sử dụng dịch vụ Hosting này bạn chỉ cần tập trung nhân lực để tối ưu SEO onpage của website.Tuy nhiên mức phí hỗ trợ quản trị thay sẽ cao hơn dịch vụ Unmanaged WordPress Hosting đáng để bạn cân nhắc bởi lợi ích mà nó đem lại khá to lớn.

  • Unmanaged WordPress Hosting

Unmanaged WordPress Hosting là dịch vụ cung cấp WordPress Hosting khác với Managed WordPress Hosting mà nhà cung cấp sẽ chỉ hỗ trợ cung cấp hosting. Và điều này sẽ giúp dịch vụ này đỡ tốn kém chi phí như Managed WordPress Hosting và bạn sẽ phải tự quản trị hosting và tối ưu SEO

Các loại hosting phổ biến là gì?
Các loại hosting phổ biến là gì?

Các thông số cần biết trong hosting

Dưới đây là thông tin cần biết khi lựa chọn thuê dịch vụ hosting:

  • Dung lượng lưu trữ Storage Disk: Cũng giống như bộ nhớ trên máy tính, sẽ có hai loại bộ nhớ để cho bạn lựa chọn: HDD và SSD. SSD sẽ có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn HDD gấp 10 lần. Đây cũng là nguyên nhân mà SSD cao hơn HHD trong cùng phân khúc tổng bộ nhớ lưu trữ.
  • Hệ điều hành: Sẽ có 2 hệ điều hành thường được sử dụng đó là Windows Server và Linux. Trong 2 hệ điều hành này Linux vẫn có ưu thế tốt hơn.
  • Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ.
  • Băng thông: Băng thông của web hosting là lưu lượng truyền dẫn của một website đơn vị tính Mbytes. Lưu lượng truyền dẫn này còn liên quan mật thiết đến việc truy cập bao gồm: khách ra vào website, khi bạn truy cập, tải xuống thông tin, truy xuất lệnh, nhập văn bản…
  • Addon Domain: Số lượng Addon Domain có thể add thêm vào host theo nhu cầu
  • Sub Domain: Lượng domain thứ cấp có thể mở rộng trên 1 domain.
  • Chứng chỉ bảo mật chứng thực ssl https hay các add-on để phòng ngừa mã độc
  • Sao lưu, phục hồi: Đây là chức năng không thể bỏ qua của 1 hosting

Sự khác biệt giữa tên miền và web hosting là gì?

Trước khi thuê dịch vụ web hosting, bạn cần phải có một domain tên miền dành riêng cho mình. Thế nhưng rất nhiều người nhẫm lẫn giữa tên miền và web hosting

Domain là gì?

Để một website hoạt động bạn cần phải có tên miền – domain, domain là phương thức giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ trang web của bạn thay vì truy cập bằng địa chỉ IP như trước đây. Web hosting là vùng chứa dữ liệu của trang web bao gồm Source Code, hình ảnh, tập tin…

Các yêu cầu và tính năng cần thiết của Web Hosting là gì?

Khi nói đến tính năng cần thiết nhất của một web hosting chính là tốc độ. Server chạy dịch vụ web cần phải có hiệu năng ổn định, hệ thống băng thông đủ lớn để tiếp nhận lượng truy cập trên 1000-2000 người dùng cùng lúc. Và bên cạnh đó là bộ nhớ lưu trữ cho phép truy suất dữ liệu nhanh.

Hơn hết server phải được định kỳ bảo trì phần cứng, cập nhật phần mềm, bảo dưỡng, backup dữ liệu để tránh các rủi ro về mặt phần cứng cũng như bảo mật.

Các chứng chỉ về bảo mật, SSL chạy HTTPs để SEO hiệu quả nhất.

Giao diện quản trị thân thiện với người dùng, cho phép các thao tác coding trên nền website một cách dễ dàng.

Cho phép truy cập dữ liệu bằng phương thức FTP để truy xuất dữ liệu cũng như tải xuống các thông tin quan trọng.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu SQL để các phần mềm có thể hoạt động trên internet hoặc các chức năng có sẵn để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của công việc như gửi mail, upload qua trang Web, quản lý sản phẩm, tin tức, viết bài chuẩn SEO

Hỗ trợ các dịch vụ về Email bao gồm Web mail, các chuẩn gửi mail như POP3 E-mail, Imap Email, DNS…

Cảnh báo các truy cập website lạ và không bị chèn các quảng cáo lạ kể cả các banner thuộc về nhà cung cấp dịch vụ hosting.

Nên đăng ký hosting Việt Nam hay nước ngoài?

Tùy vào nhu cầu sử dụng và chiết khấu bán lẻ, mà bạn có thể lựa chọn Hosting Việt Nam hoặc nước ngoài theo ý muốn.

Và bên cạnh đó cũng có nhiều người vẫn thắc mắc nên mua hosting ở đâu? Mua hosting ở Việt Nam hay nước ngoài thì mới tốt? Thực tế là việc thanh toán xuyên quốc gia khá dễ dàng nhưng khi website gặp các vấn đề hỗ trợ thì mua hosting ở nước ngoài sẽ gặp rào cản về ngôn ngữ. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh của người sử dụng hosting và lưu lượng truy cập của khách hàng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm mua. Bởi việc mua một Hosting trong nội địa thì tốc độ truy cập sẽ nhanh hơn ở ngoài quốc gia.

Hosting nước ngoài là gì?

Hosting nước ngoài là dịch vụ hosting nằm ngoài quốc gia, các server này thường đặt ở nhiều nước trên thế giới. Thường các máy chủ hosting này sẽ được đặt ở Singapore, Mỹ hay các nước châu Âu điển hình là Pháp. Và đây là ưu và nhược điểm khi chọn mua hosting nước ngoài mà bạn cần biết

Hosting nước ngoài là gì?
Hosting nước ngoài là gì?

Ưu điểm

  • Chất lượng hosting tốt nhất tại các quốc gia hệ thống của họ sẽ đảm bảo chất lượng hơn tại Việt Nam bởi chi phí đầu tư thiết bị của họ có phần rẻ hơn các linh kiện được nhập về Việt Nam.
  • Dịch vụ tốt nhất và chuyên nghiệp
  • Họ thường áp dụng nhiều ưu đãi để gia tăng khách hàng mới: điểm đặc biệt của hosting nước ngoài họ luôn áp dụng các ưu đãi giảm 2/3 phí dịch vụ cho khách hàng mới. Bên cạnh đó, các nhà buôn hosting sẽ được chiết khẩu tốt hơn khách hàng mua lẻ rất nhiều.
  • Đôi khi họ còn có đợt Sale hosting miễn phí cho khách hàng.

Nhược điểm

  • Quy trình đăng ký phức tạp hơn: một phần cũng kể đến là do yếu tố địa lý, khiến các phương thức thanh toán và giấy tờ bị trục trặc trong quá trình đăng ký. Người dùng phải kê khai thông tin chi tiết hơn. Và nhiều pháp lý khác tại quốc gia sở thị.
  • Tốc độ và độ ổn định: Do việc truy cập từ xa, để truy cập đến hosting đặt tại các quốc gia này đều phải thông qua cáp biển. Thế nhưng cáp biển thường xuyên bị đứt dễ ảnh hưởng tới tốc độ truy cập của website.
  • Chênh lệch múi giờ: Đây là vấn đề lớn nhất trong chuỗi cung ứng hosting ở nước ngoài, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chờ đợi hỗ trợ, không phải lúc nào cũng ngay lập tức.
  • Bất đồng ngôn ngữ: Trong quá trình hỗ trợ sẽ xảy ra tình trạng bất đồng ngôn ngữ và thời gian vấn đề sẽ bị kéo dài để hiểu nhau.
  • Quy định: Do không gian mạng chịu sự quản lý thế nên các thông tin cần phải kiểm duyệt nên tốc độ sẽ bị chậm trễ 1 tí.

Hosting Việt Nam là gì?

Hosting Việt Nam là dịch vụ hosting được các nhà cung cấp dịch vụ trong nước Việt Nam cung cấp. Những máy chủ này có đặc điểm giao tiếp thông qua các tuyến cáp nội địa nên tốc độ phản hồi khá nhanh.

Hosting là gì
Hosting Việt Nam là gì?

Ưu điểm

  • Tốc độ truy cập nhanh: do khoảng cách địa lý và băng thông nội địa trong nước lớn.
  • Thủ tục thanh toán khá đơn giản và đăng ký nhanh gọn.
  • Hỗ trợ khách hàng đúng thời điểm
  • Không gặp rào cản ngôn ngữ trong việc giao tiếp cần phản hồi.

Nhược điểm

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc vận hành một đội ngũ chăm sóc khách hàng khá tốn kém và kéo theo đó là dịch vụ 24/7/365 để khắc phục sự cố. Một số công ty mới kinh doanh hosting sẽ hơi chậm trễ do vẫn chưa thể chuyên nghiệp hóa quy trình.

Hướng dẫn lựa chọn khi thuê hosting

Để chọn mua/ thuê hosting phù hợp bạn cần lưu ý những điều sau:

Chọn loại hosting phù hợp

Như nói ở phần trên 5 loại hosting:

  • Dedicated hosting
  • Shared hosting
  • Cloud hosting
  • VPS hosting
  • WordPress hosting

Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn hay doanh nghiệp mà lựa chọn loại hosting hợp lý. Tuy nhiên, Mondaycareer nên lựa chọn dịch vụ Cloud Hosting để tối ưu các mục như: Downtime, dễ dàng cài đặt,…. Hoặc lựa chọn WordPress Hosting để dễ dàng quản trị nhưng trong quá trình hoạt động bạn cần tối ưu bảo mật và cải thiện hiệu năng để SEO từ khóa lên top công cụ tìm kiếm.

Giá cả của gói hosting

Giá của dịch vụ hosting trên thị trường khá rẻ, chỉ dao động từ vài chục – vài trăm ngàn đồng một tháng.

Thế nhưng mức giá đó sẽ liên quan đến những mục sau:

  • Thông số: băng thông, dung lượng lưu trữ, số lượng sub domain, ram
  • Hình thức lựa chọn của gói hosting: Cloud Hosting, Shared Hosting, WordPress Hosting, Dedicated hosting.
  • Thời hạn duy trì gói hosting: Thường dịch vụ Hosting sẽ gia hạn theo năm, khi gia hạn hợp đồng hay đăng ký mới số năm càng nhiều thì chiết khấu càng tốt.

Chính sách chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Để chọn lựa một đơn vị hosting tốt nhất, bạn cần quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng, họ có đội ngũ sẵn sàng hộ trợ khách hàng 24/7, khả năng khắc phục sự cố downtime chỉ trong 1 giờ?

Các kênh chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ hosting, với sự phát triển của mạng xã hội thì các kênh đều quan trọng trong việc tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin cho khách hàng:

  • Tổng đài CSKH
  • SMS
  • Email
  • Hỗ trợ đa kênh website chat, facebook, skype, zalo…

Công ty Viễn Thông Thiên Tú là một trong những công ty cung cấp dịch vụ thuê ngoài tổng đài CSKH tốt nhất.

Mua hosting ở đâu tốt nhất

Hiện nay trên thị trường hosting Việt Nam có khoảng hơn 352 nhà cung cấp dịch vụ hosting. Con số này sẽ kiến bạn rất hoang mang khi mua/ thuê dịch vụ hosting. Mẹo đầu tiên là nhìn vào số năm hoạt động của nhà cung cấp hosting ấy. Vì chuyên môn và kinh nghiệm của họ sẽ đảm bảo cho hosting của bạn hoạt động với hiệu suất tốt nhất và an tâm.

Top nhà cung cấp hosting

PA Việt Nam

PA là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hosting domain tại Việt Nam. Mức giá phải chăng chỉ từ 790.000vnđ/năm cho dịch vụ domain .vn và 790.000vnđ cho hosting 2G ram

website: pavietnam.vn

Godaddy

Godaddy là một đơn vị quốc tế chuyên cung cấp dịch vụ domain và hosting. Với ưu điểm được xem là ông trùm sỡ hữu domain với kho domain hơn 59 triệu.

Khuyết điểm không thể cung cấp domain .vn thế nhưng domain .com chỉ với mức giá 60.000vnđ/năm thế nhưng dịch vụ hosting sẽ giao động từ 78.500vnđ – 379.000vnđ/ tháng

website: godaddy.com

Namecheap

Namecheap cũng như godaddy cũng là một ông lớn chuyên cung cấp dịch vụ hosting quốc tế. Mức giá hosting sẽ dao động từ 300.000vnđ -> 800.000vnđ/năm

Website: namecheap.com

Tinohost

Tại Việt Nam, Tinohost cũng là một công ty cung cấp dịch vụ Hosting và Domain tương tự như Pa Việt Nam, điểm mạnh là chất lượng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7/365 kịp thời và nhanh chóng.

Về mức giá dịch vụ ở đây sẽ nhỉnh hơn một chút, mức giá chưa thuế sẽ là 300.000vnđ – 1.200.000 /năm.

Website: tinohost.com

Hướng dẫn đăng ký hosting ở Việt Nam

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ có các hình thức đăng ký hosting khác nhau. Nhưng các nhà cung cấp này luôn cố gửi đến khách hàng thủ tục đăng ký dễ dàng nhát, để mua hosting, bạn chỉ cần làm theo các bước sau

  • Bước 1: Lựa chọn gói hosting và mua domain phù hợp với nhu cầu
  • Bước 2: Nhận định mức thời gian mua/ thuê hosting để có mức giá tốt nhất, bởi càng dài thì mức chiết khấu càng cao
  • Bước 3: Chọn phương thức thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản
  • Bước 4: Chờ thông báo từ nhà cung cấp dịch vụ về thông tin thời gian kích hoạt hosting. Thường thông báo này được gửi qua email được đăng ký và sẽ có nhân viên gọi thông báo cho bạn.

Trên đây là các thông tin chi tiết về các loại hosting và cách lựa chọn hosting phù hợp. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ biết cách lựa chọn gói dịch vụ hosting phù hợp nhất cho mình.

MC Chung

Booking.com
Klook.com
Booking.com