Critical thinking là gì? Kĩ năng nào cần cho critical thinking?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Critical thinking thường thấy ở các cuộc đàm thoại trong công việc. Vậy critical thinking là gì? Yếu tố nào tạo nên critical thinking?

critical thinking la gi
critical thinking la gi
critical thinking la gi

Trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày không thể thiếu các cuộc đối thoại đưa ra ý kiến cá nhân, và critical thinking xuất hiện từ đó. Cùng tìm hiểu critical thinking là gì và cách vận dụng critical thinking để công việc thuận lợi nhất.

1) Critical thinking là gì? Khái niệm Tư Duy Phản Biện:

Tìm hiểu critical thinking là gì
Tìm hiểu critical thinking là gì

Từ lâu đã có nhiều khái niệm được đưa ra, tuy nhiên đúc kết lại thì critical thingking – tư duy phản biện là khả năng lập luận chắc chắn từ tư duy có logic, và tự tin khi thể hiện quan điểm cá nhân. Critical thinking là sự kết hợp của indipendent thinking – tư duy độc lập với reflective thinking – tư duy tương phản. “Biểu hiện” của các nhân vật tư duy phản diện:

  1. Liên kết chặt chẽ các suy nghĩ
  2. Khả năng phân tích vấn đề
  3. Tìm ra điểm còn hạn chế, chỗ “sơ hở” trong lập luận
  4. Xử lý tình huống theo trình tự rõ ràng
  5. Kết nối vấn đề
  6. Tiếp nhận ý kiến người đang đối thoại

Người có tư duy phản biện tốt không cần có trí nhớ “siêu phàm” hay giỏi tranh cãi, mà là dựa vào tình huống hiện tại mà “tùy cơ ứng biến”. Tìm ra và giải quyết các vấn đề cách linh hoạt khéo léo, tiếp nhận những kiến thức bổ ích, mới đúng tinh thần của critical thinking. Bên cạnh đó, critical thinking là sự dung hòa giữ sáng tạo và lập luận chặt chẽ theo trình tự, chứ không theo hướng “phá luật”.

2) Vai trò của critical thinking:

Critical thinking có vai trò gì?
Critical thinking có vai trò gì?

Đã biết về critical thinking là gì, vậy những lợi ích mà tư duy phản biện đem lại là gì?

  • Hầu hết các ngành nghề đều cần tới critical thinking để công việc đi theo hệ thống nhất quán, thuận lợi và dễ quản lí
  • Critical thinking giúp ích cho nền kinh tế nói chung với tốc độ phát triển ngày càng nhanh, và với giới trí thức nói riêng
  • Có kĩ năng tư duy phản biện tốt, khả năng thuyết trình, thể hiện ý kiến trước nhiều người, khả năng hoạt ngôn cũng sẽ tự động “nâng cấp” theo. Ngoài ra khả năng trình bày tư duy bằng cách viết cũng trôi chảy mạch lạc hơn.
  • Sự sáng tạo được đẩy mạnh nhờ critical thinking. Qua đó sẽ tiếp nhận thêm guồn ý tưởng và sự nhạy bén, nhanh nhẹn nhận biết vấn đề. Chọn lọc hướng đi phù hợp để giải quyết tình huống đều từ cách tư duy phản biện tốt mà ra.
  • Khi áp dụng critical thinking là lúc self-reflection, còn gọi là hình ảnh phản chiếu bản thân, thể hiện rõ nhất. Từ đó bạn biết mình có những quyết định đúng đắn hơn trước khi làm bất cứ việc gì.
  • Nền khoa học, hoặc các vấn đề xã hội cũng cần tới sự chặt chẽ chính xác của critical thinking.

3) Áp dụng critical thinking cần kĩ năng nào?

Cách vận dụng critical thinking
Cách vận dụng critical thinking

Hiểu về critical thinking là gì và vai trò của thuật ngữ này, tiếp theo là những kĩ năng cần trau dồi để có critical thinking tốt:

_ Bổ sung kiến thức cho critical thinking:

Tuy không cần nhớ quá nhiều, nhưng không thể phủ tầm quan trọng của lý thuyết trong lập luận của critical thinking. Thường xuyên cập nhật “nạp” đủ lượng kiến thức giúp cho tư duy phản biện thêm thuyết phục. Đủ hiểu biết ta sẽ phân định được đúng sai và dễ dàng hơn để đưa ra quyết định hợp lý.

_ Không thể thiếu đi sự thực hành:

Chỉ “học” lý thuyết thôi thì chưa đủ, làm việc gì cũng cần phải thực hành. Ở đây muốn nói khi áp dụng kiến thức vô critical thinking nhiều lần, sẽ dần trở thành phản xạ tốt. Càng ngày tư duy phản biện sẽ càng nhuần nhuyễn với đúng người, đúng hoàn cành và thời điểm. Qua mỗi lần thực hành critical thinking sẽ rút được kinh nghiệm, suy nghĩ thấu đáo nhạy bén hơn để lầm sau càng thêm tốt.

_ Thái độ trong critical thinking:

Đây là yếu tố khá quan trọng quyết định xem critical thinking có đang đi đúng hướng hay không. Những suy nghĩ sợ sệt, ngại khó, ngại tìm tòi học hỏi,… thường ngăn cản phát triển tư duy phản biện. Cách để phát triển critical thinking với thái độ đúng là sẵn sàng bình tĩnh “đương đầu” mọi vấn đề, không ngừng trau dồi. Tham gia vào các cuộc trao đổi đổi tích lũy thêm kinh nghiệm. Không ngại sai, trình bày ý kiến trên tinh thần xây dựng, ôn hòa.

Dưới đây là ví dụ thực tế về bài kiểm tra tâm lý từ California Critical Thinking Disposition Inventory. Qua đó thấy được bảy yếu tố nổi bật từ trong mỗi người để tạo nên criticial thinking:

  • Thích tìm tòi sự thật
  • Tính cởi mở, dung hòa
  • Khả năng đánh giá, phân tích
  • Sự sắp xếp, hệ thống
  • Thể hiện sự tự tin
  • Sự tò mò
  • Điềm tĩnh, suy xét kĩ lưỡng

Nhìn chung, critical thinking cần có thái độ cực kì khéo léo. Tự tin vừa đủ, không ngại khó, thể hiện quan điểm đồng thời lắng nghe, tiếp nhận và thấu hiểu. “Tranh luận” trên tinh thần đóng góp cùng phát triển. Kiến thức đi đôi với kĩ năng vận dụng logic, chắc chắn, tính thuyết phục cao.

Điểm qua vài đầu sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho critical thinking:

  • Tư duy nhanh và chậm
  • Phi lý trí
  • The art of thinking clearly
  • This Will Make You Smarter: New Scientific Concepts to Improve Your Thinking (Edge Question Series).

Căn hộ dịch vụ là gì? Sinh lãi lớn lên đến 10% một năm

Stakeholder là gì?

Marketing là gì ? Những điều quan trọng cần biết về Marketing

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com