Chân Thành Hay Trân Thành – Lỗi chính tả nằm ở đâu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Sai chính tả thường gặp khi dùng từ. Chân thành hay trân thành, là 2 trong số các từ gây "hoang mang". Vậy chân thành hay trân thành mới đúng?

Chân Thành Hay Trân Thành

Không phải chỉ có trẻ em, người lớn cũng thường xuyên mắc lỗi chính tả, nhất là với sự phong phú của tiếng Việt. Tiêu biểu là Chân Thành hay Trân Thành, đâu là từ đúng chính tả? Ngoài Chân Thành hay Trân Thành ra còn những trường hợp nào? Nguyên nhân sai chính tả nhiều là ở đâu?

Chân Thành Hay Trân Thành
Chân Thành Hay Trân Thành

1. Dùng từ nào trong chân Thành hay Trân Thành?

Chân Thành Hay Trân Thành
Chân Thành Hay Trân Thành

Khoan nói tới người ngoại quốc, thậm chí người Việt còn bị nhầm lẫn nhiều khi đề cập đến chính tả của từ chân thành hay trân thành.

Âm “Ch” và “Tr” nếu chỉ nghe nói thoáng qua sẽ khó phân biệt được, tương tự với “Trân” và “Chân”. Vì những từ mang tính chất trang trọng như “trân trọng” hay “chân thành”, nên người ta thường bị “liệu” luôn qua “Trân thành”.

“Trân thành” là từ sai chính tả và hoàn hoàn vô nghĩa. Vậy nên “chân thành” mới là đáp án chính xác nhất cho câu hỏi chân thành hay trân thành.

1.1 “Trân” trong “trân trọng”

Ngược lại với sự lựa chọn giữa chân thành và trân thành, là từ trân trọng. Thay vì âm “ch” như trong chân thành, từ trân trọng phải viết và phát âm theo “tr” mới đúng chính tả cũng như ý nghĩa.

Best regards là gì và các cách chào khác trong email

2. Nguyên nhân sai chính tả nhiều?

wrong spelling

Chỉ một cụm từ chân thành và trân thành cũng đủ thấy mức độ “nghiêm trọng” của sử dụng chính tả. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho số lượng sai chính tả nhiều như vậy?

2.1 Đọc ít

business woman stressed

Việc đọc sách báo có tác động không nhỏ đến cải thiện chính tả. Một điều chắc chắn rằng những nhà văn, nhà báo phải là những người hạn chế được tối đa lỗi chính tả trong bài viết. Nói cách khác, lỗi chính tả là điều “tối kị” trong đặc thù nghề viết.

Song, khi đọc những bài viết ngoài được cung cấp kiến thức thì cách dùng từ cũng là điều đọc giả có thể học hỏi. Nếu đọc ít sách báo, bạn sẽ ít phân biệt được từ nào đúng chính tả và dùng trong ngữ cảnh nào phù hợp. Sách báo là một trong những trợ thủ đắc lực để khắc phục sự sai chính tả.

2.2 Lỗi phát âm

Lỗi phát âm
Lỗi phát âm

Có thể khi còn bé đã được học qua cách phát âm, tuy nhiên không phải ai cũng nhớ. Như âm “ch” và “tr” trong từ chân thành và trân thành là ví dụ điển hình. Biết cách phát âm nhưng không thường xuyên thực hành đúng, lâu dần bị quên dẫn đến sai chính tả. Trong tiếng Việt có khá nhiều âm đòi hỏi độ luyến láy, uốn lưỡi chính xác mới đúng chính tả và nghĩa được.

2.3 “Di truyền”

Viết và phát âm theo như được dạy nhưng sai phương pháp/ chính tả, hoặc đơn giản là theo số đông. Trường hợp sai chính tả này khá phổ biến trong xã hội qua các cuộc giao tiếp với thầy cô, ông bà cha mẹ, anh chị em, bạn bè,…

3. Sai chính tả “tai hại” thế nào?

Một số trường hợp “hi hữu” gây hậu quả “dở khóc dở cười” vì sai chính tả có thể gặp trong:

  • Thư mời
  • băng rôn, khẩu hiệu
  • Logo, banner, poster, bảng hiệu
  • Thông báo, công văn
  • Sách báo, tài liệu
  • Email/ tin nhắn công việc mang tính chất trang trọng
  • Đám cưới, đám ma và các dịp đặc biệt.

Và một số trường hợp khác. Vì không thể “thu hồi” nên khi sai chính tả trong các tình huống này sẽ ảnh hưởng không ít đến công việc, gây những hiểu lầm không đáng có. Vì vậy trước khi gửi thông tin đi nên kiểm tra lại chính tả kĩ nhiều lần.

MC Nghi

Booking.com
Klook.com
Booking.com