Bạn có biết căn hộ Shophouse là gì hay chưa?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

shophouse

Shophouse là gì? – Là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay!

Trong bài viết này, Monday Career sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn Shophouse là gì nhé!

shophouse la gi
Nguồn: Internet

Shophouse là gì?

Shophouse là mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh cá nhân.Với thiết kế thông minh và hiện đại bật nhất, Shophouse nhanh chóng tạo nên cơn sốt trong thị trường bất động sản Việt. Được xây dựng ở các trục đường chính của các khi đô thị hoặc các khu phố thương mại.

Shophouse được nhiều người lựa chọn để đầu tư vì có thể vừa dùng làm nhà ở vừa có thể cho thuê để sinh lời.
shophouse la gi
Nguồn: Internet

Vì sao nên đầu tư vào Shophouse?

Shophouse sở hữu nhiều lợi hơn các bất động sản khác ở chỗ: về mặt tiền, diện tích, không gian vị trí. Với những ưu điểm đó, shophouse là mảnh đất vàng cho việc kinh doanh, đàm bảo doanh thu cho bạn.

Phần lớn các shophouse hiện nay đều được thiết kế từ 2 tầng trở lên, tầng trệt được sử dụng làm mặt bằng kinh doanh còn tầng 2 được bố trí là không gian sinh hoạt cho gia đình.

Hơn nữa, mức đầu tư vào shophouse mang tính chất thanh khoản cao.

Với các lợi thế thiết kế, vị trí và số lượng các căn hộ của các shophouse trong mỗi dự án bất động sản, shophouse rất dễ dàng trao đổi mua bán khi có mục đích chuyển nhượng.

shophouse
Nguồn: Internet

Shophouse điểm gì bất lợi?

Mặc dù có nhiều ưu điểm và nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư, shophouse vẫn tồn tại nhiều nhược điểm khiến nhiều nhà đầu tư do dự khi muốn đầu tư vào.

  • Nguồn khách hàng phụ thuộc quá lớn vào cộng đồng dân cư.
  • Mức vốn đầu tư lớn khi muốn kinh doanh với shophouse.
  • Quyền sở hữu bất động sản bị hạn chế về thời gian
shophouse
Nguồn: Internet

Kinh nghiệm khi đầu tư Shophouse ở Việt Nam?

Khi đầu tư shophouse bạn phải bỏ ra số vốn không hề nhỏ, vì thế, cần tìm hiểu và nắm rõ những kinh nghiệm của người đi trước để đầu tư shophouse hiệu quả:

  • Đánh giá tiềm năng khách hàng ở khu dân cư đó – Tiềm năng và lợi nhuận của shophouse phụ thuộc lớn vào mật độ dân cư của khu vực đó.
  • Chỉ chọn những dự án có tính thanh khoản cao – Một dự án có tính thanh khoản cao phải bao gồm 3 yếu tố: Vị trí của bất động sản, Đối tượng khách hàng và khả năng bàn giao kịp tiến độ của dự án.
  • Nắm vững pháp lý khi mua shophouse – Cần tìm hiểu rõ các điều khoản hợp đồng và các quy định hiện hành, giấy tờ thỏa thuận có công chứng đối với bên chủ đầu tư dự án shophouse.
  • Cuối cùng, đừng quên dự trù rủi ro có thể xảy ra khi mua shophouse.

Hi vọng với bài chia sẻ trên từ Monday Career, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm Shophouse là gì.

MC Kiet

Booking.com
Klook.com
Booking.com